Có gì đặc biệt trong hành động câu cá và cách cảm nhận không gian thu của nhân vật trữ tình? Kiểu câu cá ấy, cách cảm nhận ấy cho ta hiểu được gì về tâm sự của nhà thơ?

Câu 2: Có gì đặc biệt trong hành động câu cá và cách cảm nhận không gian thu của nhân vật trữ tình? Kiểu câu cá ấy, cách cảm nhận ấy cho ta hiểu được gì về tâm sự của nhà thơ?

Bài Làm:

- Quả thật, nhìn bề ngoài, bài thơ nói chuyện câu cá mùa thu. Nhưng xét bề sâu, chuyện câu cá không được nhân vật trữ tình quan tâm nhiều lắm. Các biểu hiện: câu cá mà dường như mắt chỉ quan tâm ghi nhận cảnh sắc mùa thu; nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mà như muốn giật mình sực tỉnh; vừa trở về với thực tại thoắt bỗng lâm vào trạng thái lửng lơ, không phân định được đâu là hư, đâu là thực.

- Tại sao có nghịch lí trên?

+ Trước hết, tác giả không hiện diện trong bài thơ với tư cách là một người lao động (ngay trong cuộc sống của mình, Nguyễn Khuyến cũng thế).

+ Hơn nữa, đối với các nhà thơ xưa, việc viết về hành động câu cá chỉ vì câu cá thật ra không có ý vị gì, thậm chí vô nghĩa (ở đây ta đang nói tới những bài thơ mà nhân vật trữ tình trong đó là người đi câu, chứ không phải bàn về những bài vịnh các ngư phủ, hay nói rộng ra là vịnh về nghề “ngư” trong tứ nghệ “ngư, tiều canh, mục”). Chuyện câu cá được nói đến chỉ như một cái cớ nghệ thuật để nhà thơ thể hiện “cảm giác thu” và bộc lộ “tâm trạng” của mình.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình là tâm trạng “u hoài”. Nỗi u hoài đã phủ lên cảnh vật bên ngoài một vẻ hắt hiu rất đặc biệt. Mặt nước “lạnh lẽo” của ao thu phần nào phản chiếu cõi lòng nhà thơ. Với tâm trạng đó, tác giả nhạy cảm với những cái gì là “thanh”, là “vắng” và càng nói về cái thanh, cái vắng, nỗi u hoài càng được bộc lộ một cách sâu sắc. Đọc toàn bộ văn thơ Nguyễn Khuyến, ta sẽ nhận ra mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: không phải nhà thơ không chuộng cảnh thanh vắng, thư nhàn, nhưng sống nhàn trong tình thế rối ren của đất nước có một cái gì giống như là bất nhẫn, vả lại, cho dù nhà thơ muốn nhàn thì muôn sự phiền toái của cuộc đời đâu có cho ông được toại nguyện. Hoá ra, tưởng đã được nhàn mà cái nhàn vẫn còn ở xa vời, muốn được sống thanh cao mà cái thanh cao luôn có nguy cơ bị vấy bẩn.

- Câu cá nhưng lại hững hờ với việc lắng nghe cá “đớp động dưới chân bèo”. Rất có thể nhà thơ đang suy tư về sự đời, về hiện trạng đất nước, về sự bất lực của chính bản thân.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về bài thơ “Thu điếu” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Xem lời giải

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến.

Xem lời giải

Câu 3: Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

Câu 4: Chỉ ra đặc điểm thi luật (luật bằng trắc) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

Câu 5: Chỉ ra đặc điểm thi luật (niêm, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Xem lời giải

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Xem lời giải

Câu 3: Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Xem lời giải

Câu 4: Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Xem lời giải

Câu 5: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong bài.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

Xem lời giải

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

Xem lời giải

Câu 3: Tìm hiểu cách tác giả triển khai ý thơ đã được báo hiệu ở nhan đề “Thu điếu”.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bài thơ đã thực sự nắm bắt và thể hiện được thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hãy làm rõ điều đó qua phân tích các chi tiết và hình ảnh cụ thể.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.