Bài thơ đã thực sự nắm bắt và thể hiện được thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hãy làm rõ điều đó qua phân tích các chi tiết và hình ảnh cụ thể.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bài thơ đã thực sự nắm bắt và thể hiện được thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hãy làm rõ điều đó qua phân tích các chi tiết và hình ảnh cụ thể.

Bài Làm:

Thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đã được thể hiện trong bài thơ:

- Cảnh thu vừa trong vừa tĩnh:

+ Trong: ao nước trong tưởng có thể nhìn thấu đáy (“trong veo”); sóng biêng biếc phản chiếu màu cây, màu trời; trời ít mây nên càng nổi bật màu xanh ngắt (“xanh” ở đây cũng có thể hiểu là “trong”).

+ Tĩnh: mặt ao lặng, “lạnh lẽo” (cái “lạnh” thường hay sóng đôi với cái “lặng”); sóng hơi gợn (“gợn tí”); gió “khẽ” đưa lá vàng; “khách vắng teo”; tiếng cá đớp bóng nghe mơ hồ như có như không (cái “động” của tiếng cá đớp bóng càng làm nổi bật cái “tĩnh” chung của cảnh). Ở đây, cái “trong” gắn liền với cái “tĩnh”.

- Đây là cảnh thu đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là của đồng bằng Bắc Bộ, ở xứ đồng chiêm trũng. Các chi tiết miêu tả trong bài đều giàu tính hiện thực, hầu như không vướng chút ước lệ nào, có thể gợi lên trong lòng độc giả những cảm xúc sâu lắng về quê hương.

- Dưới ngòi bút của tác giả, tất cả các sự vật được nhắc tới đều xứng hợp với nhau: ao thu nhỏ – thuyền câu bé; gió nhẹ – sóng “gợn tí”; trời xanh – nước trong; “khách vắng teo” – người ngồi câu trầm ngâm yên lặng; đặc biệt là các mảng màu xanh của nước, của tre trúc rất hoà điệu với màu xanh của bầu trời.

- Nguyễn Khuyến vốn là một bậc thầy trong việc đưa từ láy vào thơ. Từ láy chẳng những tạo ra vẻ thuần Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính của nó. Từ láy vừa mô phỏng tài tình dáng dấp, động thái của sự vật, làm cho sự vật hiện lên sống động, vừa thể hiện được biến thái tinh vi trong cảm xúc chủ quan của người sáng tạo. “Lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng” đều là những từ láy như thế.

+ “Lạnh lẽo” không hẳn nói về cái lạnh của nước mà nói về không khí đượm vẻ hiu hắt của cảnh vật cũng như tâm trạng u uẩn của nhà thơ.

+ “Tẻo teo” có thể được giải thích là rất nhỏ (chiếc thuyền câu nhỏ), nhưng nếu chỉ nói thế thì chưa thấy hết ý vị của việc lặp lại âm “eo” dễ gợi liên tưởng về một "đối tượng" nào đó đang mỗi lúc một thu hẹp diện tích, phù hợp với cái nhìn của nhà thơ muốn mọi vật thu lại vừa trong tầm mắt, không mở ra quá rộng làm cho không khí suy tư bị loãng đi.

+ “Lơ lửng” vừa gợi hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng không, vừa gợi trạng thái phân thân hay mơ màng của nhà thơ.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về bài thơ “Thu điếu” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Xem lời giải

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến.

Xem lời giải

Câu 3: Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

Câu 4: Chỉ ra đặc điểm thi luật (luật bằng trắc) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

Câu 5: Chỉ ra đặc điểm thi luật (niêm, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Xem lời giải

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Xem lời giải

Câu 3: Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Xem lời giải

Câu 4: Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Xem lời giải

Câu 5: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong bài.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

Xem lời giải

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

Xem lời giải

Câu 3: Tìm hiểu cách tác giả triển khai ý thơ đã được báo hiệu ở nhan đề “Thu điếu”.

Xem lời giải

Câu 2: Có gì đặc biệt trong hành động câu cá và cách cảm nhận không gian thu của nhân vật trữ tình? Kiểu câu cá ấy, cách cảm nhận ấy cho ta hiểu được gì về tâm sự của nhà thơ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.