19.7. Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng (tính bằng kg) và chiều cao (tính bằng mét) bình phương, nói lên tình trạng cân nặng hiện tại của người trưởng thành (lớn hơn 18 tuổi). Chỉ số BMI càng cao thì lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều, dẫn tới nhiều nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khoẻ không tốt. Ví dụ, các bệnh thường gặp ở người cân nặng quá khổ là béo phì, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường.... Ngược lại, nếu chỉ số BMI thấp, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề thiếu máu, miễn dịch kém hay loãng xương. Với người trưởng thành gốc châu Á, giá trị BMI tiêu chuẩn được xác định như sau:
Chỉ số BMI tiêu chuẩn |
Phân loại |
< 18.5 |
Thiếu cân (người gầy còm) |
18.5 – 22.9 |
Bình thường |
>= 23 |
Thừa cân |
Em hãy viết chương tình tính số BMI của một người và đưa ra thông báo tương ứng.
Bài Làm:
Chương trình có thể viết như sau:
#Tính chỉ số BMI
can_nang = float(input( "Cân nặng của bạn là: "))
chieu cao = float(input( "Chiều cao của bạn là: "))
BMI = can_nang/(chieu_cao*chieu_cao)
if BMI < 18.5 :
print( "Bạn có vẻ gầy còm? BMI =", BMI, "Chịu khó ăn nhiều thêm nhé! :) ")
if (BMI >= 18.5) and (BMI < 23) :
print("Bạn có dáng chuẩn đấy! BMI =", BMI, "Tiếp tục phát huy nhé! :) ")
if BMI >= 23 :
print("Bạn thừa cân rồi! BMI =", BMI, “Phải chịu khó tập thể thao và ăn nhiều hoa quả! :) ")