Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: Khi đang ở trên biển hoặc ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chúng ta nên làm gì?

Câu 2: Từ văn bản, em hãy nêu một số cách nhận biết sóng thần.

Câu 3: Khi sóng thần xảy ra, chúng ta cần làm gì để tránh thương vong và tổn thất tối đa?

Bài Làm:

Câu 1:

Khi đang ở trên biển hoặc ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chúng ta nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m.

Câu 2: 

Một số cách nhận biết sóng thần:

- Thứ nhất, cần chú ý theo dõi tin tức về động đất, không chỉ ở khu vực mình đang ở mà cả ở những khu vực khác. Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất cách xa hàng ngàn dặm.

- Thứ hai, nên chú ý âm thanh lạ, vì những người sống sót sau các trận động đất nói rằng họ nghe thấy âm thanh như tiếng tàu chở hàng.

- Thứ ba, khi thấy nước rút nhanh và bất ngờ trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ. Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần.

- Thứ tư, đợt sóng đầu tiên của trận sóng thần không phải đợt sóng nguy hiểm nhất. Vì vậy, nên tránh xa biển cho đến khi chính quyền thông báo tình hình ổn định. Đừng cho rằng sóng thần ở các địa điểm là như nhau mà nó còn có thể vào tận các con sông và suối nối với biển.

- Thứ năm, nếu linh cảm thấy sóng thần sắp xảy ra thì chúng ta nên tránh xa vùng biển, đừng đợi đến khi có thông báo chính thức của cơ quan chức năng, vì sóng thần thực sự xuất hiện chỉ khoảng 5 phút sau dấu hiệu đầu tiên.

Câu 3: 

- Chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15 m, cách bờ biển ít nhất 1 km). Đừng cố gắng để cất giữ bất kỳ đồ đạc trong nhà của bạn. Nếu bạn không thể chạy trốn đến một nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà. Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn có thể đến. Không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi.

- Nếu bạn đang ở trên thuyền đi ra biển thì đừng trở vào bờ biển hãy ở ngoài vùng biển cho đến khi những con sóng đã chấm dứt. Nếu bạn đang trên một chiếc thuyền tại bến cảng và không có thời gian để chạy ra biển thì để lại thuyền và chạy đến một nơi an toàn.

- Nếu bạn đang bị chặn bởi sóng thần, hãy bơi nhanh như bạn có thể. Tìm một cái gì đó nổi, leo lên nó và bạn có thể bám vào nó thật chắc.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Theo văn bản, sóng thần là gì?

Câu 2: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản nào?

Câu 3: Dựa vào sơ đồ SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34, trình bày cơ chế hình thành sóng thần.

Câu 4: Văn bản kể ra những nguyên nhân nào gây nên sóng thần?

Câu 5: Liệt kê các dấu hiệu khi sắp có sóng thần.

 

 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm những câu văn nhận định về khái niệm sóng thần trong văn bản.

Câu 2: Điều gì khiến sóng thần trở nên đáng sợ với con người là gì?

Câu 3: Mục đích của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

Câu 4: Tại sao khi sóng thần bắt đầu xuất hiện và dịch chuyển trên đại dương, con người vẫn rất khó nhận ra chúng?

Câu 5: Hình ảnh minh họa trong văn bản có tác dụng gì?

 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: 

 

Sóng thần

Sóng bởi gió

Chu kì

10 – 120 phút

5 – 20 giây

Độ dài sóng

Có thể lên đến 500km

100 – 200m

Năng lượng

Di chuyển cực nhanh mà không mất nhiều năng lượng

Mất năng lượng sau một quãng di chuyển

 

Câu 2: 

Một số trận sóng thần trong lịch sử:

- Trận sóng thần ở đảo Vancouver, Canada năm 1700.

- Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755.

- Trận sóng thần Thái Bình Dương năm 1946.

- Trận sóng thần Chile năm 1960.

- Trận sóng thần vịnh Moro năm 1976.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.