Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm những câu văn nhận định về khái niệm sóng thần trong văn bản.

Câu 2: Điều gì khiến sóng thần trở nên đáng sợ với con người là gì?

Câu 3: Mục đích của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

Câu 4: Tại sao khi sóng thần bắt đầu xuất hiện và dịch chuyển trên đại dương, con người vẫn rất khó nhận ra chúng?

Câu 5: Hình ảnh minh họa trong văn bản có tác dụng gì?

 

Bài Làm:

Câu 1: 

Những câu văn nhận định về khái niệm sóng thần trong văn bản:

- Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.

- Sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thể mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa.

- Sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước.

Câu 2: 

Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ với con người đó là con người rất khó biết trước sóng thần sẽ đến lúc nào.

Câu 3:

Mục đích của văn bản là cung cấp thông tin về sóng thần tới người đọc.

Câu 4: 

Khi sóng thần bắt đầu xuất hiện và dịch chuyển trên đại dương, con người vẫn rất khó nhận ra chúng vì chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.

Câu 5: 

Hình ảnh minh họa trong văn bản có tác dụng giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về hậu quả khủng khiếp do sóng thần gây ra.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Theo văn bản, sóng thần là gì?

Câu 2: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản nào?

Câu 3: Dựa vào sơ đồ SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34, trình bày cơ chế hình thành sóng thần.

Câu 4: Văn bản kể ra những nguyên nhân nào gây nên sóng thần?

Câu 5: Liệt kê các dấu hiệu khi sắp có sóng thần.

 

 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: Khi đang ở trên biển hoặc ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chúng ta nên làm gì?

Câu 2: Từ văn bản, em hãy nêu một số cách nhận biết sóng thần.

Câu 3: Khi sóng thần xảy ra, chúng ta cần làm gì để tránh thương vong và tổn thất tối đa?

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: 

 

Sóng thần

Sóng bởi gió

Chu kì

10 – 120 phút

5 – 20 giây

Độ dài sóng

Có thể lên đến 500km

100 – 200m

Năng lượng

Di chuyển cực nhanh mà không mất nhiều năng lượng

Mất năng lượng sau một quãng di chuyển

 

Câu 2: 

Một số trận sóng thần trong lịch sử:

- Trận sóng thần ở đảo Vancouver, Canada năm 1700.

- Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755.

- Trận sóng thần Thái Bình Dương năm 1946.

- Trận sóng thần Chile năm 1960.

- Trận sóng thần vịnh Moro năm 1976.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.