Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

III. VẬN DỤNG (02 câu)

Câu 1: Sưu tầm những bài thơ khác viết về mùa thu.

Câu 2: So sánh bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

 

Bài Làm:

Câu 1: 

- Bài thơ “Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu

dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

hình ảnh kẻ chinh phu

trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu.

lá thu kêu xào xạc,

con nai vàng ngơ ngác

đạp trên lá vàng khô?

- Bài thơ “Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

 

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

 

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...

Non xa khởi sự nhạt sương mờ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò...

 

Mây vẩn từng không, chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia ly.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

- Chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

Thu điếu (Câu cá mùa thu)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 

Thu ẩm (Uống rượu mùa thu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

 

Thu vịnh (Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

-…

Câu 2: 

- Giống nhau:

+ Cả hai đều là bài thơ hay trong lịch sử thơ ca dân tộc.

+ Đều có tình yêu mùa thu, có tài năng thể hiện cái đẹp của mùa thu với những rung động của tâm hồn đầy cảm xúc.

+ Đều vẽ nên những bức tranh thu tuyệt vời, làm rung động trái tim bao thế hệ qua những sắc màu, hình ảnh, đường nét... mang cái hồn thu Việt Nam.

+ Đối tượng thể hiện cảm xúc nghệ thuật cùng là cái đẹp thiên nhiên.

- Khác nhau:

+ Bài thơ “Sang thu” là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên cũng như những suy ngẫm đầy triết lí về cuộc đời của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

+ Bài thơ “Đây mùa thu tới” thể hiện sự nhạy cảm và mới mẻ của hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ buồn nhưng có nhiều sự sống. Cảnh thu, tình thu có hồn, đẹp nhưng buồn là nét nổi bật nhất của bài thơ. Đồng thời bài thơ còn thể hiện sự nối tiếp truyền thống và những cách tân sáng tạo của Xuân Diệu khi tiếp tục khai thác đề tài vô cùng quen thuộc của thơ ca cổ điển.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

I. NHẬN BIẾT (06 câu)

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu là loại văn bản nào?

Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.n

Câu 3: Theo tác giả, dấu hiệu đầu tiên của mùa thu trong Sang thu của Hữu Thỉnh có gì đặc biệt?

Câu 4: Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ Sang thu, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng nào?

Câu 5: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu hiện lên như thế nào trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh?

Câu 6: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.

 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU (05 câu)

Câu 1: Ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu? Điều đó được thể hiện ở hình ảnh nào?

Câu 2: Cho biết câu chủ đề của đoạn văn sau là câu nào?

Trong khổ thơ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà mùa thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 3: Em hiểu thế nào về đoạn văn sau?

          Hai khổ thơ trên rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Khổ thơ thứ ba đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý “sang thu” của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.

Câu 4: Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau.

(1) Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. (2) Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. (3) Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. (4) Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. (5) Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại gió se. (6) Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. (7) Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong vũ trụ. (8) Tại một vùng quê nhỏ, trong một giây phút nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sừng sờ.

Câu 5: Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” không? Vì sao?

 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Câu 2: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.