4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI”. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.
Câu 2: “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.
Bài Làm:
Câu 1:
Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.
- Ví dụ về trả lời đồng tình: Các nhân vật tuy cải trang và thực hiện một màn kịch để lừa công chứng viên làm chúc thư giả nhưng điều quan trọng là họ vẫn phải coi đó như thật, coi nhân vật Khiết là cụ Di Lung thực sự. Điều đó có nghĩa là cụ Di Lung có một phần ảnh hưởng, tác động lên màn kịch của ba người.
- Ví dụ về trả lời không đồng tình: Mưu kế mà Hy Lạc bày ra là để thực hiện mục đích riêng của mình, không liên quan đến cụ Di Lung. Hy Lạc chỉ đơn thuần là mượn hình ảnh cụ Di Lung để giúp cho mọi chuyện triển khai được thuận lợi.
Câu 2:
Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.
- Ví dụ về trả lời đồng tình: Cái chúc thư ở đây là tài sản, là tiền của, là thứ khiến cho con người từ xưa đến nay phải tranh giành. Trong văn bản, cái chúc thư có thể coi là một “nhân vật” mà các nhân vật khác hướng tới, có tác dụng định hướng câu chuyện, để rồi cũng qua đó mà bộc lộ bản chất tham lam, xấu xa của các nhân vật.