Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 5: Cái chúc thư

 2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. 

Câu 2: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Hy Lạc.

Câu 3: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Khiết.

Câu 4: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Lý.

 

Bài Làm:

Câu 1:

Nhân vật

Hành động kịch qua lời đối thoại

Hành động kịch qua lời độc thoại

Hành động kịch cử chỉ, hành vi

Hy Lạc

- Thưa bác, ý bác thế nào?

- Nếu anh làm được việc này thì là anh cứu tôi khỏi chết đấy … Anh Khiết ơi!...

- Anh đừng lo: đã hai tháng nay, tay phải của cụ bị tê liệt … không kí được.

- Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá!

- Thằng bợm này nó chơi mình một vố khá đấy.

- Con chó!

- Quân phản bội!

- Vờ khóc

- Nói sẽ với Lý

Khiết

- Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra … cậu ạ.

- Cậu nói đúng. Thôi thì tôi cũng liều …

- Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay … có giống không?

 

- Cởi áo

- Vội ngồi vào ghế bành

- Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đấy.

- Giống đấy … Thôi thế là ông cụ sống lại rồi, đừng ai buồn nữa.

- Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy.

- Ông đã hứa không quên mình mà.

- Cảm tạ Trời Phật.

- Vất gói quần áo xuống

- Vờ khóc

- Vờ đau đớn

- Ngã xuống như là ngất đi

 Câu 2: 

- Hy Lạc bày ra mưu kế để lập chúc thư giả, chiếm đoạt tài sản. Điều này còn được thể hiệ rõ ràng qua lời nói của Khiết khi làm chúc thư: “Tôi lập cháu tôi tên là Hy Lạc làm người thừa kế độc nhất, toàn hưởng của tôi.”, “Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi…” => Anh ta là một kẻ tham lam, xấu xa.

- “Nếu anh làm được việc này …”, “Anh đừng lo: đã hai tháng nay,…”: những lời nói giả tạo, cố để Khiết tham gia vào kế hoạch của mình. Điều này cũng được thể hiện qua những lời nói của Hy Lạc sau khi thấy Khiết tự ý quyết định. => Hy Lạc là một kẻ mưu mô, biết mua chuộc lòng người.

- “Bác muốn thế nào,…”, “Đau đớn cho lòng tôi quá!”, “Bác để gia tài cho cháu,…”: những lời nói giả nhân giả nghĩa. => Hy Lạc là một kẻ đạo đức giả.

Câu 3: 

- Bản chất giả tạo của nhân vật này được thể hiện ngay ở phần đầu của văn bản. “Nhưng mà tôi lo lắm …”, “Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ,…”, “Tôi quyết lắm, nhưng …” cho thấy Khiết có tâm trạng lo lắng, sợ sệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào màn thể hiện của Khiết ở phần sau, ta thấy rằng có thể ở đây hắn đã cố tình tỏ vẻ lo sợ khi phải thực hiện một việc sai trái như người bình thường.

- Bản chất giả tạo của nhân vật này còn được thể hiện qua chuyện an táng. Lời nói của Khiết hô ứng với lời nói của Hy Lạc nhằm tỏ ra là ông cụ là người nhân hậu, khiêm tốn.

- Khi thấy không có gì sơ hở, Khiết đã cho mình quyền tự quyết bằng việc để cho mình 200 ngàn đồng tiền mặt, để Lý cưới mình, thậm chí còn đe nẹt Hy Lạc. => Khiết là một kẻ mưu mô, xảo quyệt và cũng tham lam như ai.

Câu 4:

- Nhiều câu nói, hành động, cử chỉ của nhân vật này hướng tới phác hoạ một con người giả nhân giả nghĩa: bề ngoài thì nói những lời thương xót, đau buồn nhưng thực tế bên trong thì vui mừng, mong ông cụ chết càng nhanh càng tốt. Nhân vật này không phải là trọng tâm như Hy Lạc và Khiết nhưng có tính phụ trợ cao cho việc thể hiện nội dung vở kịch.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 5: Cái chúc thư

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy nêu những hiểu biết của em về văn bản “Cái chúc thư” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy nêu những thông tin cơ bản về tác giả Vũ Đình Long.

Câu 3: Hãy tóm tắt văn bản trong khoảng 10 – 15 dòng.

Câu 4: Hãy nêu những hiểu biết của em về đặc điểm của hài kịch.

Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?

 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 2: Tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp gì qua văn bản? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy.

Câu 3: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI”. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.

Câu 2: “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.