4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ở bán cầu Bắc sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm không đều theo các vĩ độ. Giải thích tại sao?
Câu 2: Tại sao sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất không trùng hợp hoàn toàn với lượng bức xạ mặt trời?
Câu 3: Đối với nhiệt độ không khí tầng đối lưu; hơi nước, khí CO2 và các phần tử vật chất rắn có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Các vùng khô hạn trên Trái Đất được hình thành như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, do góc nhập xạ giảm. Tuy nhiên, nhiệt độ cao nhất ở khu vực chí tuyến do diện tích lục địa lớn, sự thống trị của áp cao,...
- Nhiệt độ giảm nhanh ở khoảng vĩ độ từ 40° – 50°B, do nhiệt độ không khí phụ thuộc chặt chẽ vào cường độ bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ. Sự phụ thuộc đó được biểu hiện bằng công thức: 1 = lo x sin h. Trong đó: lo là cường độ bức xạ khi tia tới vuông góc với mặt phẳng, 1 là cường độ bức xạ khi tia tới tạo với mặt phẳng một góc h, h là độ cao của mặt trời. Góc tới của mặt trời bằng 90° chỉ đến 23°27’ B và 23°27’ N, còn ở các vĩ độ khác đều nhỏ hơn 90°. Do sin 90° = 1, sin 60°=0,8; sin 30° = 0,5; sin 0° = 0, nên ở vĩ độ thấp, mức biến đổi nhiệt độ lại nhỏ; còn ở các vĩ độ trung bình, nhiệt độ giảm nhanh theo vĩ độ.
Câu 2:
Nhiệt độ không khí trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời, mà còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm nên sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất không trùng hợp hoàn toàn với lượng bức xạ của mặt trời.
Câu 3:
- Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ mặt trời rồi toả vào không khí được hơi nước giữ lại 60%, do đó không có hơi nước, mặt đất sẽ lạnh đi rất nhiều. Hơi nước tập trung ở dưới thấp, khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống. Càng lên cao, ít hơi nước, nhiệt độ giảm.
- Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong thành phần khí quyển, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian. Do vậy, khi không có khí CO2, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ CO2 tăng lên sẽ giữ lại lượng nhiệt nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Các phần tử vật chất rắn (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời làm cho ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.
Câu 4:
- Các vùng khô hạn trên Trái Đất là các vùng có lượng mưa rất nhỏ, phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Sự hình thành các vùng này bắt nguồn từ vị trí địa lí ở nơi chịu tác động của nhân tố ít gây mưa: nằm sâu trong lục địa, cách xa biển; ở nơi chịu tác động của đại áp cao cận chí tuyến, nằm ở sườn núi khuất gió, ở nơi có dòng biển lạnh chảy gần bờ...