2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phân tích các tầng của khí quyển?
Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất?
Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ không khí?
Câu 4: Khí quyển có vai trò như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?
Bài Làm:
Câu 1:
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm uyển thành năm tầng.
– Tầng đối lưu:
+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực khoảng 8 km.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật,...
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.
– Tầng bình lưu:
+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.
+ Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang.
+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.
+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10C.
– Tầng giữa:
+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.
+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70°C đến - 80°C ở đỉnh tầng.
– Tầng ion (tầng nhiệt): không khí hết sức loãng, chức nhiều ion.
– Tầng ngoài: không khí rất loãng, chủ yếu là khí heli và hiđrômate
Câu 2:
Đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất
* Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu. Ranh giới của các vòng đai nhiệt được xác định dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C và các đường đẳng nhiệt 10°C và 0°C của tháng nóng nhát.
* Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương
- Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và toả nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước. Vì vậy vào mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; còn vào mùa đông. lục địa có nhiệt độ thắp hơn đại dương. Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa đểm nằm gần đại dương.
- Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thắp nhất đều nằm trên lục địa. Hoang mạc Xa-ha-ra là nơi có nhiệt độ trung binh năm cao nhất, tới trên 40°C. Lục địa Nam Cực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất, có nơi xuống tới -57°C.
- Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa, do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh.
* Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ không khí trong tằng đối lưu giảm dân theo độ cao, trung bình giảm đi 0,6°C khi độ cao tăng lên 100 m. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc chiêu của tia sáng mặt trời tới bê mặt đât.
Câu 3:
Ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ không khí
- Độ cao: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C. Nguyên nhân: Càng lên cao, bức xạ của mặt đất càng mạnh, đồng thời không khí càng trong sạch và càng ít hơi nước nên hấp thụ nhiệt ít hơn.
- Hướng phơi của sườn núi làm thay đổi nhiệt độ không khí:
+ Sườn núi đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất nắng.
+ Sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn, nên nhận được lượng nhiệt cao hơn.
+ Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) nhỏ hơn, nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn.
- Độ dốc: Cùng hướng sườn phơi nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải, do sườn dốc có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn hơn.
Câu 4:
- Cung cấp khí ôxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.
- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).
- Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất.
- Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.
- Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên). Khuyếch tán ánh sáng tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,...
- Như vậy, khí quyển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.