Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Khoe của; con rắn vuông

II. THÔNG HIỂU (05 câu)

Câu 1: Xác định đề tài của 2 văn bản Khoe của và Con rắn vuông.

Câu 2: Trong câu chuyện Con rắn vuông, tại sao chị vợ không tin lời chồng nhưng vẫn muốn trêu một mẻ?

Câu 3: Bài học rút ra từ câu chuyện Con rắn vuông là gì?

Câu 4: Câu chuyện Khoe của gây cười ở đâu?

Câu 5: Nhận xét về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua 2 truyện cười trên?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Đề tài văn bản “Khoe của”: phê phán tính khoe khoang.

- Đề tài văn bản “Con rắn vuông”: phê phán tính khoác lác.

Câu 2: 

Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.

Câu 3: 

Câu chuyện cười này phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Câu 4:

- Đọc câu chuyện “Khoe của” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.

+ Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to.

+ Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

- Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cố ý, lố bịch, đây có thể coi là cuộc đụng đầu thú vị giữa hai cao thủ “khoe khoang” trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 5: 

Tác giả sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị. Vậy nên, từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện. Cách tác giả dân gian vận dụng và sử dụng rất tài tình, hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người. Nhờ đó, đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Khoe của; con rắn vuông

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1:

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn.

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.

Câu 3: 

2 nhân vật trong câu chuyện “Khoe của” và nhân vật anh chồng trong câu chuyện “Con rắn vuông” thuộc loại nhân vật mang thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 4: 

- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Khoe của” có vai trò khắc họa tính cách thích khoe của cả hai nhân vật, một người khoe lợn cưới còn một người khoe áo mới. Qua lời đối đáp trên, tính cách nhân vật được thể hiện rõ. Bởi anh đi tìm lợn, không hỏi đặc điểm con lợn mà lại nói về con “lợn cưới” khiến người được hỏi không thể hình dung ra. Một anh thì đứng đợi cả ngày mới gặp được một người tới bắt chuyện, khi trả lời cũng chắc đúng trọng tâm mà còn giơ cả vạt áo ra để khoe chiếc áo mới. Cả hai đều cung cấp các thông tin không đúng với trọng tâm câu hỏi.

- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Con rắn vuông” có vai trò khắc họa tính cách thích nói khoác của người chồng. Lời đối đáp thể hiện sự lúng túng và thay đổi câu trả lời liên lục khi bị người vợ bóc trần sự vô lí. Bởi thứ anh ta thấy không phải sự thật, vậy nên mới không chắc chắn và sửa lời ban đầu của mình như vậy.

Câu 5: 

Nhan đề có vai trò khái quát nội dung câu chuyện truyền tải, đồng thời cũng góp phần tạo ra tình huống gây cười trong các câu chuyện.

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: So sánh thủ pháp gây cười trong 2 câu chuyện Khoe của và Con rắn vuông. 

Câu 2: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tính khoác lác.

Câu 3: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự khoe khoang.

     

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Qua truyện “Khoe của”, em hiểu như thế nào về khoe khoang? Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em. 

Câu 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về thói khoác lác sau khi học xong truyện “Con rắn vuông”. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.