2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Phân tích đặc điểm đất feralit.
Câu 2: Trình bày đặc điểm đất phù sa.
Câu 3: Nguyên nhân gây xói mòn đất ở Việt Nam là do đâu?
Bài Làm:
Câu 1:
- Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
- Phần lớn nhóm đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn (ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp).
- Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.
Câu 2:
- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.
- Đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau:
+ Đất phù sa sông (điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long) là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
+ Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
+ Đất mặn là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.
- Ngoài ra, còn một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,..
Câu 3:
Xói mòn đất ở Việt Nam là do:
- Xói mòn đất do nước:
+ Việc hình thành những dòng chảy thường xuyên như sông, suối... đã vô tình cuốn trôi đi những dưỡng chất và thậm chí có một số trường hợp xói mòn các khe rãnh làm tách rời các hạt đất và di chuyển chúng đến các khu vực khác phụ thuộc vào mức độ của dòng chảy có thể đưa đi bao xa.
+ Khu vực bất kì nào có lượng mưa tính từ 10 mm trở lên và có độ dốc trên 99 tạo tiền đề cho việc xói mòn đất.
- Xói mòn đất do gió:
+ Đất phải khô và tơi, có những kphải khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió, diện tích càng rộng thì việc xói mòn do gió sẽ càng dễ dàng diễn ra hơn.ẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió.
- Xói mòn hóa học:
+ Là sự vận chuyển các hoạt chất, vật liệu hòa tan.
- Xói mòn đất do nhiệt độ:
+ Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, gây ra bởi sự giao thoa của bề mặt đất với ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc đã tích tụ trong một thời gian dài.
- Xói mòn do trọng lực:
+ Việc xói mòn do trọng lực được xem xét khi một khối đất ở phía trên cao và một khối đất nằm dưới nó, cách nhau khoảng một độ cao bất kỳ.
+ Do quá trình hình thành và thay đổi, bào mòn do các yếu tố tự nhiên nên xảy ra lở đất và khối đất phía trên rơi xuống tác động trực tiếp đến khối đất phía dưới, thì hiện tượng xói mòn này xảy ra ở hai khối đất vì cấu tạo đất ở phía trong đã bị bào mòn, mỏng hơn gây lở đất và xói mòn.
- Xói mòn do con người gây ra:
+ Các hoạt động mà con người đã làm đó là đốt rừng làm rẫy; chăn nuôi gia súc; khai thác gỗ trái phép và bừa bãi; xây dựng đường xá; sử dụng đất để đầu tư xây dựng; khai thác hầm mỏ; khoáng sản làm thay đổi kết cấu tự nhiên của đất ngầm; công nghiệp hóa gây ô nhiễm;…