Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 CD bài 12: Đất và sinh quyển

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Đất là gì? Đất bao gồm các thành phần nào? 

Câu 2: Vỏ phong hóa là gì? 

Câu 3: Sinh quyển là gì? 

Câu 4: Sinh quyển bao gồm những thành phần nào? 

Câu 5: Nêu các đặc điểm cơ bản của sinh quyển? 

Bài Làm:

Câu 1:

Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

Đất bao gồm các thành phần vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì.

Câu 2: 

Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.

Câu 3: 

Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.

Câu 4: 

Sinh quyển bao gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

Câu 5: 

Đặc điểm cơ bản của sinh quyển:

  - Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyên còn lại trong vỏ Trái Đât.

  - Sinh quyền có khả năng tích luỹ năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp cây xanh có thê tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyên cho các cơ thê khác trong quá trinh dinh dưỡng....

  - Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất. Sinh quyên tác động đến sự thay đổi của các thành phân khí trong khí quyền, tham gia vào vòng tuân hoàn nước và quá trình trao đổi chât của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tô quan trọng trong quá trình hình thành đất.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Cánh diều bài 12: Đất và sinh quyển

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất? 

Câu 2: Từng nhân tố trong quá trình hình thành đất có vai trò như thế nào? 

Câu 3: Trình bày vai trò của đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong quá trình hình thành đất? 

Câu 4: Trình bày những tác động của khí hậu tới sự hình thành đất? 

Câu 5: Giải thích sự đa dạng và phong phú của đất? 

Câu 6: Trình bày mối quan hệ của sinh vật và đất? 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao lại có nhiều loại đất khác nhau trên Trái Đất? 

Câu 2: Phân tích sự ảnh hưởng của khí hậu và sinh vậy tới sự hình thành đất? 

Câu 3: Quá trình hình thành đất có tính tổng hợp và tính phát sinh. Giải thích tại sao? 

Câu 4: Để nhận biết đất cần dựa vào dấu hiệu nào? 

Câu 5: Phân tích sự phân bố của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật? 

Câu 6: Phân tích sự đa dạng của thảm thực vật trên Trái Đất? 

Câu 7: Sự phân bố của động vật và thực vật gắn liền với nhau. Giải thích tại sao? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Đất ở khu vực khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có độ phì cao nhất trên thế giới. Giải thích tại sao? 

Câu 2: Đất được xem là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên. Giải thích tại sao? 

Câu 3: Tại sao lại hình thành đất sơ đẳng xen lẫn đá ở khoảng 2.000m đến 2.800m của núi với sinh vật là rêu và địa y? 

Câu 4: Sinh vật là sản phẩm tổng hợp của sự tác động chính của khí hậu, địa hình, đất và của sinh vật. Giải thích tại sao? 

Câu 5: Tại sao về phân bố đất và thảm thực vật theo vĩ độ và theo độ cao lại có sự khác nhau? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập