[Cánh diều] Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 8 "Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng" sách Cánh diều. ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài tập & Lời giải

VẬT LIỆU

8.1. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại?

A. Tính dẻo.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính dẫn nhiệt.

D. Tính cứng.

Xem lời giải

8.2. Vật liệu có tính chất trong suốt là

A. kim loại đồng.

B. thủy tinh.

C. gỗ.

D. thép.

Xem lời giải

8.3. Việc làm nào nên thực hiện khi sử dụng các đồ vật bằng gỗ?

A. Đặt các vật sắc nhọn trên bề mặt.

B. Cho tiếp xúc nhiều với nước.

C. Để trong môi trường khô thoáng.

D. Dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau bề mặt.

Xem lời giải

8.4. Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu

A. cắt chanh rồi không rửa.

B. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

C. dùng xong, cất đi ngay.

D. ngâm trong nước lâu ngày.

Xem lời giải

8.5. Các vật liệu được ứng dụng để tạo nên nhiều vật thể khác nhau. Em hãy lập bảng thu thập thông tin về một số vật liệu theo mẫu sau.

STTVật liệuTính chấtỨng dụngLưu ý sử dụng an toàn và bảo quản
1NhựaDễ tạo hình, bền với môi trườngLàm chai đựng nước, hộp đựng thức ăn

- Tránh đặt các đồ vật này ở nhiệt độ cao.

- Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đựng thực phẩm.

2Kim loại???
3Cao su???
4Gốm???
5Thủy tinh???
6Gỗ???

Xem lời giải

8.6. Lấy ba ví dụ về sự gỉ của kim loại. Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần chú ý sử dụng chúng như thế nào?

Xem lời giải

8.7. Việc sử dụng mỗi loại vật liệu cũng có ưu, nhược điểm nhất định. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

NẾU NHỰA KHÔNG ĐƯỢC PHÁT MINH

Nhựa từng là một phát minh mang tính cách mạng nhưng hiện tại nó đang lấp đầy đại dương của chúng ta. Kể từ những năm 1950, chúng ta đã tạo ra 6,3 tỉ tấn rác thải nhựa, khoảng 9% trong số đó được tái chế, 12% bị tiêu hủy. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ sống chung với khoảng 4,9 tỉ tấn chất thải nhựa.

Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu không có nhựa? Ngay cả khi bạn tránh sử dụng hộp nhựa để đựng đồ ăn hoặc đóng gói các loại thực phẩm bằng túi vải thì nhựa vần có mặt khắp mọi nơi. Các lon đồ uống được lót bằng nhựa dẻo, nếu không chúng sẽ nhanh chóng bị ăn mòn. Cốc giấy cũng mang một lớp nhựa mỏng. Không có các chai nhựa, chất lỏng chỉ đóng ở chai thủy tinh còn thịt sẽ được bọc trong giấy. Dĩ nhiên, không có bao bì nhựa, thời gian bảo quản thực phẩm sẽ ngắn hơn. Ngành công nghiệp điện tử sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì nhựa được sử dụng rộng rãi ở mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại thông minh. Nhưng ít nhất chúng ta sẽ không làm ô nhiễm Trái Đất với cốc cà phê dùng một lần, chai nhựa, bàn chải đánh răng. Hàng trăm loài sinh vật biển sẽ không bị tắc nghẽn hệ tiêu hóa, thậm chí nghẹt thở vì nuốt phải những mảnh vụn nhựa.

Lược dịch theo insh.world (What if Plastic was Never Invented?)

a) Việc sử dụng nhựa có ưu điểm và nhược điểm gì?

b) Nếu thay màng nhựa bảo quản thực hẩm bằng giấy thì môi trường có hoàn toàn mất đi tác động tiêu cực hay không?

c) Nêu một số cách có thể giúp giảm lượng rác thải nhựa.

Xem lời giải

NHIÊN LIỆU

8.8. Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn?

A. Than đá.

B. Dầu hỏa

C. Dầu diesel.

D. Xăng.

Xem lời giải

8.9. Việc làm nào có thể bảo đảm an toàn khi sử dụng xăng?

A. Vận chuyển xăng trong các thiết bị chuyên dụng.

B. Để xăng gần nguồn nhiệt.

C. Sử dụng điện thoại tại các trạm xăng.

D. Lưu trữ xăng trong các chai nhựa để tiện sử dụng.

Xem lời giải

8.10. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu

A. không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

B. phù hợp với nhu cầu sử dụng.

C. luôn ở mức nhỏ nhất có thể.

D. luôn ở mức lớn nhất có thể.

Xem lời giải

8.11. Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu?

A. Nhẹ hơn nước.

B. Tan trong nước.

C. Cháy được.

D. Là chất rắn.

Xem lời giải

8.12. Các việc làm dưới đây có thể có nhược điểm hoặc tác hại gì?

a) Đun nấu để ngọn lửa quá to, không phù hợp với mục đích sử dụng.

b) Đun bếp than trong phòng kín.

Xem lời giải

8.13. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU CỦA TƯƠNG LAI

Trong những năm tới, rất có thể bạn sẽ thường xuyên thấy những chiếc ô tô chạy bằng những loại nhiên liệu dưới đây.

Hydrogen

Các nhà sản xuất đang lên kế hoạch nạp hydrogen vào ô tô như các loại xăng dầu thông thường. Khi đó, hydrogen sẽ chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện và cung cấp cho hoạt động của chiếc xe. Tất cả những gì xe thải ra trong quá trình vận hành sẽ chỉ là nước.

Dầu diesel sinh học

Diesel sinh học là loại nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật để trở thành nhiên liệu cho xe. Nó được đánh giá là một nhiên liệu sạch với mức khí thải thấp hơn nhiều so với các loại nhiên liệu thông thường. Hơn nữa, vì được sản xuất từ các nguyên liệu rẻ, sẵn có như đậu tuong nên diesel sinh học giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu.

Nhiên liệu pha ethanol

Thông thường, ethanol được sản xuất từ quá trình lên men của ngũ cốc như ngô. Đây là một nguồn nhiên liệu sạch và sản sinh khí nhà kính thấp hơn so với các loại khác. Ethanol được đưa vào xe sau khi đã pha trộn với xăng tùy theo từng nồng độ khác nhau. Nhiều quốc gia hiện nay đang sử dụng E85 với tỉ lệ pha trộn 85% ethanol và 15% xăng về thể tích.

(Theo http://mt.gov.vn/)

a) Vì sao hydrogen được coi là nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường?

b) Sử dụng các nhiên liệu như hydrogen, dầu diesel sinh học,... có lợi gì đối với an ninh năng lượng của mỗi quốc gia?

c*) Xăng E90 có tỉ lệ 90% ethano và 10% xăng về thể tích. Người ta phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào 1 lít xăng E85 để có xăng E90?

(Giả sử không có hao hụt thể tích khi pha trộn)

Xem lời giải

8.14. Nêu ba việc nên làm và ba việc nên tránh để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ ở gia đình em.

Xem lời giải

NGUYÊN LIỆU

8.15. Cho các tính chất sau:

(1) là chất rắn

(2) tan trong nước

(3) tan trong acid

Các tính chất của đá vôi là:

A. (1), (2).

B. (1).

C. (2), (3).

D. (1), (3).

Xem lời giải

8.16. Quặng bauxite dùng để sản xuất

A. nhôm.

B. sắt.

C. đồng.

D. bạc.

Xem lời giải

8.17. Thành phần chính của đá vôi là

A. đồng.

B. calcium carbonate.

C. hydrochloric acid.

D. sodium chroide.

Xem lời giải

8.18. Biện pháp nào dưới đây không góp phần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả, bảo đam sự phát triển bền vững?

A. Thực hiện các quy định an toàn lao động.

B. Xử lí tiếng ồn, bụi trong quá trình sản xuất.

C. Khai thác tùy ý, không theo kế hoạch.

D. Xử lí nước thải, chất thải nguy hại.

Xem lời giải

8.19. Nguyên liệu được con người sử dụng, chế biến để tạo ra các sản phẩm mới. Thu thập thông tin về các nguyên liệu trong cuộc sống và sản phẩm có thể tạo ra từ chúng theo gợi ý sau.

STTNguyên liệuSản phẩm
1Dầu mỏXăng, dầu
2Mía?
3Quặng đồng?
...??

 

Xem lời giải

8.20. Biết rằng trong giấm ăn chứa acetic acid. Sử dụng các dụng cụ thích hợp và các chất lỏng sau: giấm ăn, nước; hãy nêu cách kiểm tra các tính chất của đá vôi (độ cứng, tính tan trong nước và trong acid). Dự đoán kết quả thí nghiệm.

Thí nghiệmChuẩn bịTiến hànhKết quả dự đoán
Kiểm tra độ cứng???
Kiểm tra tính tan trong nước???
Kiểm tra tính tan trong acid???

Xem lời giải

8.21. Ngày nay, quá trình sản xuất thủy tinh hầu như được tự động hóa hoàn toàn. Sơ đồ dưới đây là một ví dụ về quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh trong công nghiệp.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ