Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?

Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?

Bài Làm:

Ở nước ta, quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc luôn được coi là nguyên tắc quan trọng. Và quyền bình đẳng về kinh tế cũng là một trong những nguyên tắc như vậy.

Ở nước ta, kinh tế các vùng miền phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, không vì điều đó mà nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở các vùng phát triển hay chỉ mải mê tập trung ở những nơi khó khăn. Mà nhà nước luôn bình đẳng, luôn đầu tư cho tất cả các vùng để phát triển kinh tế, không bất kể, đồng bằng miền núi hay vùng xa…Bởi mỗi vùng miền đều có những tiềm năng phát triển của mình, khi được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước sẽ giúp vùng đó vươn lên để làm giàu. Từ đó cũng dần xóa bỏ được sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các dân tộc với nhau, tạo thành một đất nước có nền kinh tế phát triển đồng đều.

Ví dụ: Tây Bắc là vùng núi cao và khó khăn của nước ta. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đầu tư mạnh mẽ để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng của khu vực Tây Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã dành một khoản ngân sách lớn đầu tư cho khu vực này. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước dành cho Tây Bắc là trên 15.472 tỷ đồng, chiếm 12,53% của cả nước và bằng 99,8% so với năm 2013. Trong đó, vốn trong nước trên 14.130 tỷ đồng, còn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên 1.430 tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu 1: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Xem lời giải

Câu 2: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?

Xem lời giải

Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

Xem lời giải

Câu 4: Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.

Xem lời giải

Câu 5: Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.

Xem lời giải

Câu 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

a.  Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào

b.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

c.  Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

d.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

Xem lời giải

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? Theo em, việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 3: Chứng minh rằng: “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”?

Xem lời giải

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào? Và để quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện, nhà nước ta đã có những chính sách nào?

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.