Tuần 20: Tập làm văn
1. Đọc bài văn sau:
HỌA MI HÓT
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu !
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòa ra những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
(Võ Quảng)
a) Gạch dưới các từu ngữ tả cảnh vật biến đổi khi Họa Mi hót (Trời? Ánh sáng? Những gợn sóng trên hồ? Da trời? Những làn mây trắng? Các loài hoa? Các loài chim?)
b) Tác giả đã quan sát sự biến đổi của cảnh vật bằng những cách nào? (nhìn, nghe, hay ngửi,...)?
Trả lời:
a) Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe ra những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
b) Tác giả đã quan sát sự biến đổi của cảnh vật bằng cách nhìn và nghe.
2. Viết một đoạn văn tham (khoảng 5 câu) nói về cảnh vật mùa xuân ở quê em.
Bài làm
Cảnh vật mùa xuân ở quê em tràn đầy sức sống. Bầu trời xanh cao in hình những đám mây trắng lững lờ trôi. Dòng sông lấp lóa ánh nắng, lững lờ chảy giữa đôi bờ xanh màu bãi ngô, ruộng lúa. Những khu vườn cây trái trong làng đua nhau khoe màu áo mướt xanh, lộc non e ấp nấp trong từng kẽ lá. Ngắm cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân, em càng thiết tha yêu quý quê hương