A. Lý thuyết
Độ cao của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào tần số âm.
Âm càng bổng (cao) thì có tần số càng lớn.
Âm càng trầm (thấp) thì có tần số càng nhỏ.
Độ to của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trung vật lí mức cường độ âm.
Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm (L) và tần số âm (f).
Âm sắc: là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt được hai âm phát ra từ hai nguồn khác nhau.
Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động âm. Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau nên chúng có âm sắc khác nhau.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 59:
Độ cao của âm là gì? Nó liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?
Xem lời giải
Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Độ cao của âm
A. Là một đặc trưng vật lí của âm.
B. Là một đặc trưng sinh lí của âm.
C. Vừa là đặc trưng vật lí vừa là đặc trưng sinh lí của âm.
D. Là tần số âm
Xem lời giải
Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Âm sắc là
A. Màu sắc của âm.
B. Một tinh chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.
C. Một đặc trưng sinh lí của âm.
D. Một đặc trưng vật lí của âm.
Xem lời giải
Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Độ to của âm gắn liền với
A. Cường độ âm.
B. Biên độ dao động của âm.
C. Mức cường độ âm.
D. Tần số âm.