a. Từ kết quả của thí nghiệm, cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lún của cát. b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi các yếu tố nào?

Tìm hiểu khái niệm áp suất

Câu hỏi 3: 

a. Từ kết quả của thí nghiệm, cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lún của cát.

b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi các yếu tố nào?

Câu hỏi luyện tập 1: Hai xe có trọng lượng như nhau, một xe có diện tích mặt lốp lớn hơn xe kia. Hỏi xe nào đi qua sa mạc dễ dàng hơn?

Bài Làm:

Câu hỏi 3:

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún của cát là độ lớn của áp lực, diện tích mặt bị ép.

b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.

- Muốn tăng độ lún của cát, ta cần:

+ tăng độ lớn của áp lực.

+ giảm diện tích mặt bị ép.

+ tăng độ lớn của áp lực đồng thời giảm diện tích mặt bị ép.

- Muốn giảm độ lún của cát, ta cần:

+ giảm độ lớn của áp lực.

+ tăng diện tích mặt bị ép.

+ giảm độ lớn của áp lực đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.

Câu hỏi luyện tập 1:

Xe có diện tích mặt lốp lớn hơn sẽ dễ dàng đi qua sa mạc hơn vì cùng một áp lực, diện tích bị ép lớn hơn sẽ có áp suất nhỏ hơn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KHTN 8 chân trời bài 16 Áp suất

Câu hỏi mở đầu: Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm (Hình b)?

Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm (Hình b)?

Xem lời giải

1. KHÁI NIỆM ÁP LỰC, ÁP SUẤT

Tìm hiểu áp lực

Câu hỏi 1:  Quan sát Hình 16.1, hãy cho biết các lực tác dụng có chung đặc điểm gì

 Quan sát Hình 16.1, hãy cho biết các lực tác dụng có chung đặc điểm gì

Câu hỏi 2: Nêu một số ví dụ về áp lực gây ra bởi:

a. Trọng lực.

b. Một loại lực khác.

Xem lời giải

2. ĐƠN VỊ ÁP SUẤT

Tìm hiểu đơn vị áp suất

Câu hỏi luyện tập 2: Đơn vị mmHg (milimét thủy ngân) thường được dùng trong y học để đo huyết áp. Một người bình thường có huyết áp tối đa 120 mmHg, huyết áp tối thiểu là 80 mmHg. Hãy đổi các giá trị áp suất trên sang đơn vị $N/m^{2}$

Xem lời giải

3. CÔNG DỤNG CỦA VIỆC TĂNG, GIẢM ÁP SUẤT

Tìm hiểu công dụng của việc tăng, giảm áp suất

Câu hỏi 4: Việc tăng, giảm áp suất trong các tình huống ở Hình 16.3 có những lợi ích gì? Làm thế nào để tăng hoặc giảm áp suất trong mỗi tình huống?

Việc tăng, giảm áp suất trong các tình huống ở Hình 16.3 có những lợi ích gì? Làm thế nào để tăng hoặc giảm áp suất trong mỗi tình huống?

Câu hỏi vận dụng 1: Giải thích tình huống đã nêu ở phần Mở đầu bài học.

Câu hỏi vận dụng 2: Voi, lạc đà, gấu Bắc cực có bàn chân rộng. Theo em, điều đó giúp ích gì cho chúng?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.