23.13. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi từ cá?
23.14. Tại sao lại cấm đánh bắt cá bằng lưới có mắt lưới nhỏ?
23.15. Vì sao ăn cá nóc có thể gây chết người? Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải làm gì?
Bài Làm:
23.13. Để bảo vệ nguồn lợi từ cá chúng ta cần:
- Cấm đánh bắt cá con, cá bố mẹ trong mùa sinh sản
- Cấm đánh cà bằng mìn, bằng chất độc
- Chống gây ô nhiễm vực nước
- Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
- Nghiên cứu thuần hóa các loài cá mới có giá trị kinh tế
23.14. Cấm đánh bắt cá bằng lưới có mắt cá nhỏ vì:
khi dùng lưới có mắt nhỏ, cá con cũng sẽ bị bắt cùng với cá lớn. Điều này sẽ gây suy giảm số lượng cá con của đàn cá.
Do đó để đảm bảo sự phát triển của các loài cá cần phải sử dụng lưới đánh bắt có mắt lưới lớn để cá con có thể lọt qua và tiếp tục sinh trưởng.
23.15. Ăn cá nóc có thể gây chết người vì chất độc chứa trong cá nóc là tetrodotoxin - một chất độc rất đặc biệt, không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh rất mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
- Để ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần:
- Thông tin cho ngườu dân nhận biết các loài cá nóc
- Không bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc
- Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá
- Không ăn cá nóc khoặc khô cá nóc
- Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê mỏi, tê bàn tay) cần gây nôn và đưa ngay tới các cơ sở y tế.