Câu 3: (Bài tập 3, SGK): Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.
a) Có người thợ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!
(Thu Bồn)
b) Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà "về" năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...
(Tố Hữu)
c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.
(Tố Hữu)
Bài Làm:
Hướng dẫn:
a) Ở câu a, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua cụm từ "đã yên nghỉ" để nói về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh được sử dụng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, qua đố thể hiện lòng kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ.
b) Ở câu b, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua hai từ "mất - về". Việc sử dụng hai từ đó để tránh gây cảm giác đau buồn, thương xót, là cách biểu đạt tế nhịn và phù hợp với hoàn cảnh của câu thơ.
c) Ở câu c, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua từ "khuất núi". Từ khuất núi ám chỉ Bọ Ngựa đã mất, cách tác giả thể hiện làm giảm sự đau buồn, thương xót dành cho Bọ Ngựa.