Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương.

Bài Làm:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… “hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng có những lúc sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Viết tùy bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy tùy theo cảm hứng”. Đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, khi ông so sánh “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Hương là đứa con của rừng già với một tâm hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

TRƯỚC KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Bạn có kỉ niệm gì với dòng sông mà bạn từng biết?

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về hình ảnh một dòng sông được tái hiện trong tác phẩm văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác ( âm thanh, hội họa, điện ảnh,...).

Xem lời giải

ĐỌC VĂN BẢN 

Câu hỏi 1. Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh.

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Hình ảnh sông Hương khi ra giữa đồng bằng và ở ngoại vi thành phố Huế.

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Hình ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế.

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Cách đối sánh để làm nổi bật nhịp chảy đặc biệt của sông Hương.

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Sự gắn bó của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Sông Hương trong dòng chảy lịch sử.

Xem lời giải

Câu hỏi 8. Sông Hương trong cảm hứng của các nhà thơ.

Xem lời giải

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Những đặc tính tự nhiên nào của sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật trong văn bản? Hãy chỉ ra các đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nhìn sông Hương như con người có tính cách, tình cảm riêng, Hãy tìm trong đoạn trích một số chi tiết thể hiện điều đó và phân tích nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hoá đã được nhà văn sử dụng.

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này.

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Trong văn bản, có hai phương diện đáng chú ý: những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc của tác giả về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy?

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tùy bút về sông Hương? Mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút. Cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý?

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem lời giải

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem lời giải

Câu 4. Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường .

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.