Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng

Câu 2: Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng

Bài Làm:

Bạn hãy thử tượng tượng một ngày khi đất đai không còn, chúng ta sẽ trồng cây lương thực ở đâu? Con người và muôn loài sẽ sống ở chỗ nào? Qua đó, chúng ta hiểu được vai trò quan trọng của lời khuyên cha ông đã dạy “Tấc đất tấc vàng”. Tấc là cách đo đạc từ xưa của người Việt để đo diện tích đất đai và mỗi tấc đất được so sánh với một tấc vàng, một kim loại quý giá, đắt đỏ. Đem một thứ tầm thường để so với với một vật quý giá để nói lên giá trị của đất là cách so sánh khéo léo, làm nổi bật giá trị của đất đai. Bởi đất là nơi gieo trồng, cày cấy các cây lương thực, thực phẩm, hoa trái cung cấp cho con người. Đất là nơi phát triển rừng cây, là đồng cỏ nuôi sống nhiều loài đồng vật như trâu, bò. Dưới lòng đất còn là nguồn nước ngầm quý giá, là nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng. Câu tục ngữ là lời khuyên hoàn toàn đúng, răn dạy chúng ta cần biết trân trọng giá trị của đất. Hiện nay, do dân số ngày càng đông dẫn đến quỹ đất ngày càng thu hẹp lại. Nhiều nơi tàn phá rừng khiến đất trống đồi trọc, đất đai bị xói mòn và khô cằn, nhiều nơi còn biến thành hoang mạc khô cằn. Thậm chí, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu còn khiến nhiều vùng đất hiện nay bị chìm trong nước biển và không thể trồng cấy. Đó đang là những thác thức lớn đặt ra với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, câu tục ngữ đặt trong hoàn cảnh hiện tại như lời nhắn nhủ chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai, bởi giữ đất cũng chính là giữ lại cuộc sống cho chính mình.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2
Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2
Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ.
c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (VD: có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)
d. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2
Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2

Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xem lời giải

Câu 3: Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Xem lời giải

Câu 4:  Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất "

Xem lời giải

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất "

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.