Vận dụng

Vận dụng

Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Hãy nói không với tệ nạn xã hội

- Những điều cần biết về tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bài Làm:

LỪA QUA MẠNG - CHUYỆN DÀI KỲ VÀ NHỮNG BÀI HỌC CẢNH GIÁC

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, Internet đã phát huy rất nhiều tiện ích. Rất nhiều lĩnh vực, nhờ có Internet đã nâng cao hiệu quả lao động gấp nhiều lần. Internet là phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, văn minh, đưa mọi người đến gần nhau hơn. Trong đó, các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, twitter… đã giúp mọi người có thể kết nối, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, trao đổi về mọi mặt của đời sống. Hàng ngày, chúng ta vẫn thấy những hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ nhờ thông tin do cộng đồng mạng chia sẻ. Câu chuyện cảm động về bác bảo vệ chẳng may làm mất xe được mọi người giúp đỡ là một minh chứng sống động nhất gần đây. Hay những thủ đoạn của tội phạm được thông báo rộng rãi để mọi người cảnh giác. Người thân bị thất lạc tìm lại được nhau nhờ Facebook, Zalo.v.v. Không ai phủ nhận những tiện ích vượt trội của Internet.

Song, bên cạnh những tiện ích, thì cũng còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực do có một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội như: lừa đảo, cờ bạc, mua bán hàng cấm, kích động gây rối an ninh trật tự, xâm phạm an ninh quốc gia… Trong đó, có thể nói thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là câu chuyện dài kỳ để lại bài học đắt giá về ý thức cảnh giác, kỹ năng tự bảo vệ mình cho mỗi cá nhân.

Làm quen, kết bạn để trộm cắp, lừa bạn chiếm đoạt tài sản.

Đây có thể tạm gọi là “công thức” chung của 1 số đối tượng chuyên lợi dụng mạng xã hội để hoạt động phạm tội. Ban đầu là làm quen, kết bạn trên mạng, trò chuyện, rồi hẹn gặp nhau ngoài đời thực, kết thân, tìm hiểu về đời sống cá nhân của nhau rồi sắp xếp ý đồ trộm tài sản, lừa đảo bạn để chiếm đoạt tài sản.

Đây có thể tạm gọi là “công thức” chung của 1 số đối tượng chuyên lợi dụng mạng xã hội để hoạt động phạm tội. Ban đầu là làm quen, kết bạn trên mạng, trò chuyện, rồi hẹn gặp nhau ngoài đời thực, kết thân, tìm hiểu về đời sống cá nhân của nhau rồi sắp xếp ý đồ trộm tài sản, lừa đảo bạn để chiếm đoạt tài sản.

Dù còn ít hay nhiều, thì đó cũng là số ít trong những nạn nhân may mắn tìm lại được chút tài sản, cơ quan chức năng kịp thời bắt giữ, xử lý tội phạm. Còn nhiều trường hợp bị lừa nhưng không hề biết tội phạm ở đâu, tài sản mất trắng, có khi lên đến vài trăm triệu đồng, vừa nợ nần, vừa xấu hổ với lối xóm, bạn bè, vừa phải che giấu gia đình, người thân.    

Những cái bẫy quà khủng

Một phụ nữ ở thị xã Cai Lậy bị lừa mất 46.500.000 đồng cho biết: thông qua mạng xã hội Facebook, chị kết bạn với một người đàn ông có nick name Kim James, người này giới thiệu đang sinh sống ở nước ngoài. Sau nhiều lần nói chuyện, ông ta gợi ý sẽ chuyển tiền và hàng hóa về Việt Nam để giúp đỡ người nghèo, gồm quần áo và 30 ngàn đô la Mỹ, nhờ chị nhận giúp. Sau đó, có 1 người đàn ông gọi điện thoại cho chị, yêu cầu chị đóng phí 16.000.000 đồng để nhận hàng do ông Kim James gửi về từ nước ngoài. Không có tiền, chị mượn vàng của người thân đem cầm để đóng. Sau đó, người đàn ông yêu cầu chị đóng thêm 11.500.000 đồng, chị vẫn đóng. Rồi chúng yêu cầu chị phải nộp 19.000.000 đồng. Rồi phải “đóng phạt” 30.000.000 đồng vì hàng hoá quá “mức qui định”. Lúc chị sinh nghi thì số tiền chuyển đi đã lên đến 46.500.000 đồng. Chị báo Công an và số điện thoại vừa gọi đến cùng địa chỉ có nick Kim James  không còn liên lạc được nửa.

Cũng trên địa bàn thị xã Cai Lậy, 1 thanh niên giấu vợ con, lén nạp vào 1 tài khoản lạ 20.000.000 đồng để “nhận thưởng” 200.000.000 đồng và 1 xe máy trị giá 45.000.000 đồng. Anh này kể: Vào một ngày đẹp trời cuối tháng 6/2018, có 1 đối tượng gọi vào điện thoại của anh thông báo việc trúng thưởng, yêu cầu anh nộp phí “nhận thưởng”. Nạp tiền xong, anh mới sinh nghi, liền chạy đến cửa hàng Viettel để hỏi thì mới tá hoả là mình bị lừa.

Mới đây, chỉ trong mấy tháng đầu năm 2019, phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã nhận hàng chục đơn, tin báo tố giác về các vụ lừa đảo với thủ đoạn tương tự. Một cô gái trẻ ở xã Long An, huyện Châu Thành đã vay mượn bạn bè, kể cả vay nóng để nộp “phí nhận quà” là 115.000.000 đồng. Tiền nộp xong, cô gọi lại số điện thoại vừa liên lạc thì “mất sóng”, tìm địa chỉ kết bạn trên mạng thì đã biến khỏi danh sách bạn bè. Cô cho biết: anh ta làm quen với cô qua Facebook. Anh ta tự giới thiệu là quân nhân nước ngoài, từng phục vụ ở “chiến trường Châu Phi” và được chính phủ hỗ trợ hàng chục nghìn đô la Mỹ, anh ta muốn đầu tư ở Việt Nam nhưng không có đủ tư cách pháp nhân nên nhờ cô nhận và giữ giúp số tiền anh ta gửi về, anh ta sẽ tặng cô một món tiền khủng.

Những câu chuyện khó tin đến như vậy mà vẫn có nhiều người bị lừa. Một phần, vì sự thiếu hiểu biết nhất định. Nhưng phần khác, nhiều người bị lừa vì những phần “quà khủng” mà đối tượng hứa hẹn. Những “cái lợi ảo” đã khiến một ít người thiếu tỉnh táo và “sụp bẫy”.

Nhận diện thủ đoạn.

Thượng tá Phan Tấn Ca - Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: đa số nạn nhân bị lừa qua mạng xã hội là phụ nữ, đang gặp chuyện buồn tình cảm nên dễ tin vào những hứa hẹn tốt đẹp. Bọn tội phạm lừa đảo giả vờ làm quen, rồi tổ chức dàn dựng các vở kịch lừa đảo để chiếm đoạt tiền của chị em. Phổ biến nhất là chúng thường sử dụng các nick name nước ngoài, tự xưng là quân nhân, muốn tặng tiền, quà cho người nhận hoặc đầu tư làm ăn, hoặc gửi từ thiện nhờ nhận giúp. Sau đó có 1 nhóm gọi điện thoại thông báo nhận hàng, yêu cầu nội phí, thông báo hàng quá trọng lượng, nộp phạt…

Một thủ đoạn khác là thông báo cho trúng thưởng khuyến mãi với những phần quà và số tiền mặt có giá trị rất cao, sau đó yêu cầu bị hại chuyển tiền nộp phần chi phí rất nhỏ để nhận thưởng. Sau khi chiếm đoạt số tiền bị hại gởi, chúng tiếp tục yêu cầu bị hại chuyển tiền nhiều lần với  những lý do khác nhau nhằm chiếm đọat.

Lời kết

Thủ đoạn của bọn tội phạm lừa qua mạng rất cũ, lặp đi, lặp lại nhiều lần, với nhiều người. Có rất nhiều người dùng mạng xã hội nhận được những tin nhắn gạ gẫm, hứa hẹn tương tự, nhưng phần lớn đều bỏ qua, xoá kết bạn hoặc cung cấp thông tin cho lực lượng Công an. Chỉ có số ít người đang hụt hẫng về tâm lý, thiếu tỉnh táo và cũng có phần hám lợi nên dễ bị lừa.

Để phòng tránh, lực lượng Công an và các ban, ngành, đoàn thể đã tăng cường công tác tuyên truyền. Kể cả trên các trang mạng xã hội, cũng có rất nhiều cảnh báo về loại tội phạm này. Mọi người cần tìm hiểu và cảnh giác, Khi nhận được các thông tin, thông báo từ mạng xã hội, cần kiểm tra lại thật kỹ; không vội vàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của đối tượng. Đặc biệt cảnh giác với những hứa hẹn tặng “quà khủng” từ những người chỉ biết qua nick name trên mạng, hoặc mời nhận hàng, nộp phí qua điện thoại nhưng lại yêu cầu giữ bí mật, không cho người thân biết.

Trong trường hợp có người thân nhắn tin qua các ứng dụng Facebook, Zalo, Viber... nhờ giúp đỡ thì cần trực tiếp gọi điện thoại lại để xác nhận nội dung thông tin, tránh bị lừa đảo; không cung cấp những thông tin về tài khoản cá nhân, giấy chứng minh nhân dân, số điện thoại của bản thân và gia đình cho đối tượng. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an để xác minh, kịp thời xử lý vụ việc, ngăn chặn hành vi phạm tội. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Quốc phòng an ninh 11 Cánh diều Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Mở đầu

Câu hỏi.

Bạn A nói: “Tệ nạn xã hội là những thói hư, tật xấu như nghiện rượu, thuốc lá; lạm dụng trò chơi điện tử, mạng xã hội,… Người mắc tệ nạn xã hội chỉ vi phạm pháp luật nhưng không bị phạt tù”.

Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Xem lời giải

Khám phá

Câu hỏi 1. Tội phạm là gì? Em hãy nêu ví dụ về một số loại tội phạm.

Câu hỏi 2. Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là gì?

Câu hỏi 3. Thế nào là tội phạm sử dụng công nghệ cao? Cách thức hoạt động phổ biến của chúng là gì?

Câu hỏi 4. Tội phạm sử dụng công nghệ cao bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Câu hỏi 5. Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy quan sát hình 3.2 và nêu khái niệm các tệ nạn: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan.

Câu hỏi 6. Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan?

Câu hỏi 7. Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

Xem lời giải

Luyện tập

Câu hỏi 1. Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:

a. Bạn H học giỏi môn Tin học. H có ý định bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người.

b. Bạn Q vào mạng thấy quảng cáo đánh tú lơ khơ trực tuyến bằng cách nạp tiền vào tài khoản để tham gia trò chơi. Q định nạp một ít tiền để chơi thử.

c. Minh mượn điện thoại của Kiên đăng nhập vào email nhưng quên không đăng xuất trước khi trả điện thoại cho Kiên. Kiên mở điện thoại thấy tài khoản email của Minh không báo cho Minh biết. Kiên nghĩ: “Mình sẽ sử dụng email này để tìm hiểu thông tin của Minh rồi chia sẻ cho các bạn”.

Câu hỏi 3. Trên đường đi học về, bạn K gặp một nhóm bạn đang chơi chọi gà ăn tiền. K muốn tham gia nhưng không có tiền. Bạn H trong nhóm nói vưới K: “Cứ chơi đi, tớ cho vay tiền. Nếu thắng thì trả tớ, thua thì thôi”. Em hãy nhận xét, góp ý cho K và H.

Câu hỏi 4. Hôm nay nghỉ học, Kiên rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Lan vội ngăn Kiên: “Như thế là đánh bạc trái phép đấy”. Kiên nói: “Chỉ đánh ít tiền thì không sao đâu”. Theo em, Lan cần làm gì để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật?

Câu hỏi 5. Em hãy nhận xét ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội.

- Bạn B: Cá cược bằng tiền trong ném còn không vi phạm pháp luật vì đây là trò chơi dân gian

Câu hỏi 6. Là học sinh, em đã làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải quốc phòng an ninh 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải quốc phòng an ninh 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.