Luyện tập

Luyện tập

Câu hỏi 1. Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:

a. Bạn H học giỏi môn Tin học. H có ý định bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người.

b. Bạn Q vào mạng thấy quảng cáo đánh tú lơ khơ trực tuyến bằng cách nạp tiền vào tài khoản để tham gia trò chơi. Q định nạp một ít tiền để chơi thử.

c. Minh mượn điện thoại của Kiên đăng nhập vào email nhưng quên không đăng xuất trước khi trả điện thoại cho Kiên. Kiên mở điện thoại thấy tài khoản email của Minh không báo cho Minh biết. Kiên nghĩ: “Mình sẽ sử dụng email này để tìm hiểu thông tin của Minh rồi chia sẻ cho các bạn”.

Câu hỏi 3. Trên đường đi học về, bạn K gặp một nhóm bạn đang chơi chọi gà ăn tiền. K muốn tham gia nhưng không có tiền. Bạn H trong nhóm nói vưới K: “Cứ chơi đi, tớ cho vay tiền. Nếu thắng thì trả tớ, thua thì thôi”. Em hãy nhận xét, góp ý cho K và H.

Câu hỏi 4. Hôm nay nghỉ học, Kiên rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Lan vội ngăn Kiên: “Như thế là đánh bạc trái phép đấy”. Kiên nói: “Chỉ đánh ít tiền thì không sao đâu”. Theo em, Lan cần làm gì để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật?

Câu hỏi 5. Em hãy nhận xét ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội.

- Bạn B: Cá cược bằng tiền trong ném còn không vi phạm pháp luật vì đây là trò chơi dân gian

Câu hỏi 6. Là học sinh, em đã làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

Bài Làm:

Câu hỏi 1.

Bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật vì:

- Trường hợp của A đang là can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

+ Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

Câu hỏi 2. 

- a) Tình huống của bạn H bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người là hành vi vi phạm pháp luật (Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015). Do đó, bạn H không được phép thực hiện hành vi này

- b) Tình huống của Q là đang thực hiện hành vi tệ nạn xã hội cờ bạc, ngoài ra đánh bạc online ăn tiền cũng là đang vi phạm pháp luật. Do đó, bạn Q không được phép thực hiện hành vi này

- c) Tình huống của Kiên là vi phạm pháp luật Căn cứ Điều 125 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác như sau:

1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị  xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

Do đó,bạn Kiên không nên thực hiện hành vi này.

 

Câu hỏi 3.

- Nhận xét về K: K không nên chơi chọi gà ăn tiền bởi đây cũng là một tệ nạn xã hội không khác gì so với tệ nạn cờ bạc nếu K chơi là K đang vi phạm pháp luật tùy theo mức độ K sẽ bị phạt hành chính hoặc đi cải tạo bởi K vẫn là học sinh, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự

- Nhận xét về H: H đang gián tiếp giúp K thực hiện hành vi tệ nạn xã hội. Vì vậy H cũng đã vi phạm pháp luật. Nếu hành vi này bị phát giác, tùy theo mức độ vi phạm, bạn H có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Câu hỏi 4.

Theo em Lan cần làm những việc sau đây:

- Giải thích khuyên ngăn Kiên bởi vì đánh tú lơ khơ ăn tiền là hành vi vi phạm tệ nạn xã hội, dù chỉ chơi với số tiền nhỏ, cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật

- Nếu Kiên không nghe theo lời khuyên, Lan nên thông báo sự việc tới những người lớn (như giáo viên, bố, mẹ…)

 

Câu hỏi 5. 

Ý kiến của bạn A là đúng: Việc dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội mà là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam thể hiện sự tôn kính của con cháu với thế hệ đi trước

Ý kiến của bạn B là sai: Đánh bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thu bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vậy, cá cược bằng tiền trong ném còn cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật.

 

Câu hỏi 6. 

- Tiếp thu, trang bị đầy đủ những kiến thức, thông tin về tác hại của tệ nạn xã hội từ các bài giảng trên lớp, sách vở, các phương tiện thông tin như báo đài, tivi, internet...,

- Không bắt chước những thói hư tật xấu, biết giữ mình tránh xa các tệ nạn, khi thấy các hành vi tệ nạn xã hội cần thông báo cho nhà trường và công an để có những biện pháp giải quyết kịp thời và nhanh chóng

- Khuyên nhủ những bạn bè, xung quanh có hành vi cư xử không đúng chuẩn mực, có dấu hiệu đi vào con đường tệ nạn xã hội nhận thức được hành vi của mình

- Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao

- Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Quốc phòng an ninh 11 Cánh diều Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Mở đầu

Câu hỏi.

Bạn A nói: “Tệ nạn xã hội là những thói hư, tật xấu như nghiện rượu, thuốc lá; lạm dụng trò chơi điện tử, mạng xã hội,… Người mắc tệ nạn xã hội chỉ vi phạm pháp luật nhưng không bị phạt tù”.

Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Xem lời giải

Khám phá

Câu hỏi 1. Tội phạm là gì? Em hãy nêu ví dụ về một số loại tội phạm.

Câu hỏi 2. Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là gì?

Câu hỏi 3. Thế nào là tội phạm sử dụng công nghệ cao? Cách thức hoạt động phổ biến của chúng là gì?

Câu hỏi 4. Tội phạm sử dụng công nghệ cao bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Câu hỏi 5. Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy quan sát hình 3.2 và nêu khái niệm các tệ nạn: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan.

Câu hỏi 6. Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan?

Câu hỏi 7. Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

Xem lời giải

Vận dụng

Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Hãy nói không với tệ nạn xã hội

- Những điều cần biết về tội phạm sử dụng công nghệ cao

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải quốc phòng an ninh 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải quốc phòng an ninh 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.