Câu 2: trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.
Bài Làm:
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Nguyễn Du được biết đến là Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.
Cuộc đời của ông gặp nhiều biến cố. Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820).
Từ những bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam. Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; về Thác lèn trai phường nón. Đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, được chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, lưu truyền những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo suốt hàng ngàn năm.
Những sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ thượng thừa, điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy của những tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương đặc biệt là tiếng Việt đạt đến trình độ nhuần nhuyễn hiện tực và trữ tình đặc biệt là biểu hiện sâu sắc đời sống nội tâm con người, Đó là những thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, tạo nên sắc thái biểu cảm phong phú. Nguyễn Du còn thẳng định được tài năng khắc họa tâm lí nhân vật. Thế giới nội tâm con người vốn phức tạp có được khám phá trọn vẹn và có chiều sâu qua những vần thơ của Nguyễn Du. Có thể nói thơ của Nguyễn Du đã đạt được những trình độ mẫu mực của nghệ thuật cổ điển. Từ tài năng nghệ thuật đó, Nguyễn Du đã tái hiện lại hiện thực xã hội, vạch trần bộ mặt của một xã hội coi trong đồng tiền, một xã hội phong kiến thối rữa mà ở đó con người đặc biệt những người tài hoa hay những người phụ nữ đều không có quyền không có tiếng nói sống một xã hội bị chà đạp đối xử bất công. Từ những giá trị hiện thực đó là những giá trị nhân đạo của Nguyễn Du là cảm thông cho những con người ấy, là xót thương cho những con người có số phận bất hạnh:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường. Có hể nói, ông đã đem đến cho nền văn học thế kỉ 18 và nền văn học dân tộc những tiếng nói thấm đẫm tình người, mở ra cái nhìn mới cho tất cả, mở cửa hàng triêu trái tim con người. Trải qua hàng trăm năm , những cái tên Nguyễn Du vẫn là cái tên người đời không khỏi cảm phục vì các tài cái đức xót thương cho mọi kiếp người của ông.