2. Hệ thống văn bản pháp luật
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43 Hiến pháp năm 2013)
Thông tin 2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thủng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải. (Trích khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Thông tin 3. Mọi người có quyên bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ vẻ sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. (Trích khoản 1 Điêu 20 Hiến pháp năm 2013)
Thông tin 4. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (Trích khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sữa đổi, bổ sung năm 2017)
a) Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như thế nào?
b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?
Bài Làm:
a) Vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật: Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.
* Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như sau:
1. Hiến pháp
2. Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ môi trường
b) Các văn bản pháp luật trên nằm trong cùng hệ thống. Đó là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.