Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

Câu 6: Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

Bài Làm:

Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ:

  • Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.
  • Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
  • Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V

Trong đó:

  • M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
  • P: mức giá của đơn vị hàng hóa
  • Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
  • V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.

Lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lạm phát thì đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng đều tăng lên. Đời sống nhân dân (nhất là những người nông thôn và người nghèo) ngày càng trở nên khốn đốn hơn.

Ví dụ: trước đây bạn muốn mua một hộp màu chỉ có 5 nghìn đồng nhưng khi lạm phát hộp màu đó không còn là 5 nghìn nữa mà nó thậm chí lên 10 nghìn hoặc 15 nghìn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ thị trường

Câu 1: Hãy cho biết những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hóa, hoặc không phải là hàng hóa? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.

Xem lời giải

Câu 3: Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định?

Xem lời giải

Câu 4: Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.

Xem lời giải

Câu 5: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?

Xem lời giải

Câu 7: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Xem lời giải

Câu 8: Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa và thị trường ở địa phương mình.

Xem lời giải

Câu 9: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng?

Xem lời giải

Câu 10: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?

Xem lời giải

Câu 1: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:

Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?

Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?

Xem lời giải

Câu hỏi: Ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa?

Xem lời giải

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.