Câu 1: Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?
- A. Quãng đường.
- B. Thời gian.
-
C. Tốc độ.
- D. Nhiệt độ.
Câu 2: Đơn vị đo tốc độ là
- A. m.
- B. s/m.
-
C. m/s.
- D. m.s.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dấu “...”.
Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong...là $v=\frac{s}{t}$
- A. một đơn vị phút
- B. một thời gian
-
C. một đơn vị thời gian
- D. một số thời gian
Câu 4: Công thức tính tốc độ nào sau đây là đúng?
- A. $s=\frac{v}{t}$
- B. $t=\frac{v}{s}$
-
C. $v=\frac{s}{t}$
- D. $v=\frac{t}{s}$
Câu 5: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường?
- A. là một số nguyên
-
B. thay đổi
- C. không thay đổi
- D. là một số âm
Câu 6: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng $v=\frac{s}{t}$ còn được gọi một cách đầy đủ là gì?
- A. Tốc độ chuyển động.
- B. Tốc độ.
-
C. Tốc độ trung bình của chuyển động.
- D. Tốc độ biến đổi.
Câu 7: Đơn vị đo thời gian là giờ (h), đơn vị đo tốc độ là kilômét (km/h). Vậy đơn vị đo quãng đường là?
- A. mét (m)
- B. mét (km)
- C. kilômét (m)
-
D. kilômét (km)
Câu 8: Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là?
- A. m/s
- B. m/h
- C. km/h
-
D. A và C
Câu 9: Chọn đáp án đúng.
- A. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài.
- B. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo thời gian.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 10: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?
- A. đơn vị đo độ dài
- B. đơn vị đo thời gian
-
C. cả A và B
- D. Không phụ thuộc vào đơn vị nào
Câu 11: Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?
- A. So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian
- B. So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường
- C. So sáng quãng đường đi được trong khoảng thời gian khác nhau
-
D. Cả A và B đều đúng
Câu 12: Tốc độ của vật là
-
A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
- B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
- C. Quãng đường vật đi được.
- D. Thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 13: Tốc độ chuyển động đặc trưng cho tính chất gì của chuyển động
- A. sự lâu, chậm của chuyển động
-
B. sự nhanh, chậm của chuyển động
- C. sự khác biệt của chuyển động
- D. sự dài, rộng của chuyển động
Câu 14: An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2m/s. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?
- A. 120 m.
- B. 1,2 m.
- C. 12 km.
-
D. 1,2 km.
Câu 15: 1 m/s bằng?
-
A. 1 m/s = 3,6 km/h
- B. 1 m/s = 36 km/h
- C. 1 m/s = 360 km/h
- D. 1 m/s = 3600 km/h
Câu 16: Đổi 72 km/h = … m/s
- A. 7200 m/s.
- B. 7,2 m/s.
- C. 100 m/s.
-
D. 20 m/s.
Câu 17: Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ của tàu hỏa trong 800 km đầu là 50 km/h, 80 km cuối đi với tốc độ 48 km/h. Tổng thời gian mà tàu hỏa đi hết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là?
- A. 16 giờ 40 phút
- B. 17 giờ 20 phút
-
C. 17 giờ 40 phút
- D. 14 giờ 70 phút
Câu 18: Cho tốc độ con rùa bằng 0,055 m/s, tốc độ người đi bộ bằng 1,5 m/s. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
- A. Con rùa nhanh hơn người đi bộ
- B. Người đi bộ chậm hơn con rùa
-
C. Con rùa chậm hơn người đi bộ
- D. Con rùa và người đi bộ có tốc độ bằng nhau
Câu 19: Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?
- A. 90 m/s.
- B. 36 km/h.
- C. 25 m/s.
-
D. 60 km/h.
Câu 20: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tổng thời gian bạn Linh đi hết quãng đường từ nhà tới trường là?
- A. 0,5h
- B. 20 phút
- C. 40 phút
-
D. 1h