Câu 1: Các bước vẽ hình cắt, mặt cắt:
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 2: Khái niệm chung về hình cắt, mặt cắt:
-
A. Dủng để thể hiện các cấu tạo bên trong của vật thể.
- B. Dùng để thể hiện các cấu tạo bên ngoài của vật thể.
- C. Dùng để thể hiện các cấu tạo bên trong và bên ngoài của vật thể.
- D. Đáp án khác.
Câu 3: Các loại mặt cắt:
- A. Mặt cắt rời.
- B. Mặt cắt chập.
-
C. Cả A và B.
- D. Đáp án khác.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Hình cắt toàn bộ dùng một mặt phẳng cắt
- B. Hình cắt một nửa dùng hai nửa mặt phẳng cắt vuông góc
- C. Hình cắt cục bộ dùng một phần mặt phẳng cắt
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Khái niệm mặt cắt rời:
-
A. Là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu.
- B. Là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu.
- C. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
- D. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
Câu 6: Khái niệm hình cắt toàn bộ:
- A. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
- B. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
-
C. Sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần.
- D. Đáp án khác.
Câu 7: Mặt cắt là gì?
-
A. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt
- B. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu
- C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng hình chiếu
- D. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt
Câu 8: Hình cắt có mấy phân loại?
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 9: Khái niệm mặt cắt chập:
- A. Là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu.
-
B. Là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu.
- C. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
- D. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
Câu 10: Chọn phát biểu sai về hình cắt một nửa:
- A. Có hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu
- B. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng
- C. Đường phân cách trên hình biểu diễn của hình cắt một nửa vẽ bằng nét gạch chấm mảnh
-
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 11: Bước 1 trong vẽ hình cắt, mặt cắt là:
- A. Đặt tên bởi chữ cái in thường.
-
B. Đọc bản vẽ các hình chiếu vuông góc: Hình dung ra được hình dáng và cấu tạo của vật thể.
- C. Đặt tên bởi cặp chữ cái viết hoa, được đặt bên cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu.
- D. Vẽ hình cắt, mặt cắt.
Câu 12: Kí hiệu mặt cắt và hình cắt bao gồm:
- A. Vị trí mặt phẳng cắt vẽ bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt).
- B. Hướng chiếu là hai mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt.
- C. Tên hình cắt, mặt cắt viết bằng chữ hoa ở bên cạnh nét cắt và ở phía trên hình cắt, mặt cắt.
-
D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Khái niệm hình cắt bán phần:
-
A. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
- B. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
- C. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
- D. Đáp án khác.
Câu 14: Khái niệm hình cắt cục bộ:
- A. Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- B. Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
- C. Hình biểu diện mặt cắt và đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
-
D. Đáp án khác.
Câu 15: Có mấy loại mặt cắt?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.