Câu 1: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?
- A. Từ và hóa học
- B. Quang và hóa học
-
C. Từ và nhiệt
- D. Từ và quang
Câu 2: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?
- A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
- B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
-
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
- D. Một đoạn băng dính.
Câu 3: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
-
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
- D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 4: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng hóa học
- B. Tác dụng từ
-
C. Tác dụng sinh lí
- D. Tác dụng nhiệt
Câu 5: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
-
A. Chạy điện khi châm cứu.
- B. Chụp X – quang
- C. Đo điện não đồ
- D. Đo huyết áp
Câu 6: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
-
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Câu 7: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
-
A. Kích thước của vôn kế
- B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
- C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
- D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
- A. Điện thế
-
B. Hiệu điện thế
- C. Cường độ điện thế
- D. Cường độ dòng điện
Câu 9: Chọn câu sai
- A. 1V = 1000mV
-
B. 1kV = 1000mV
- C. 1mV = 0,001V
- D. 1000V = 1kV
Câu 10: Đối với pin tròn thường sử dụng trong các đồng hồ treo tường trong nhà, giá trị hiệu điện thế giữa hai cực là:
-
A. 1,5 V
- B. 3,0 V
- C. 6,0 V
- D. 9,0 V
Câu 11: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:
- A. 100 V hay 200 V
-
B. 110 V hay 220 V
- C. 200 V hay 240 V
- D. 90 V hay 240 V
Câu 12: Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
-
A. Khối lượng của vật.
- B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
- C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật.
- D. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
- A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
-
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
- C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 14: Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được một vật có nhiệt năng?
- A. Có thể kéo, đẩy các vật.
-
B. Có thể làm biến đổi nhiệt độ các vật.
- C. Có thể làm biến dạng vật khác.
- D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
- A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
- B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
-
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 16: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …
- A. Nhiệt năng.
- B. Thế năng đàn hồi.
-
C. Thế năng hấp dẫn.
- D. Động năng.
Câu 17: Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?
- A. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.
-
B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thể xảy ra trong không khí.
- C. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt.
- D. Dẫn nhiệt xảy ra trong môi trường nào thì đối lưu cũng có thể xảy ra trong môi trường đó.
Câu 18: Đối lưu là:
-
A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
- D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
Câu 19: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
-
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
- B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
- C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
- D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 20: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
- A. Vì nhôm mỏng hơn.
-
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
- C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
- D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.