CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một trong những thành tựu lớn trong lĩnh vực công nghệ sinh học là:
-
A. phát triển công nghệ di truyền.
- B. tìm ra nguồn năng lượng gió.
- C. tạo ra pô – li – me siêu dẻo.
- D. phát triển điện thoại thông minh.
Câu 2: Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ điều gì?
- A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.
-
B. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật cũng có thể trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.
- C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.
- D. Các loại vũ khí trước đó của con người đã không còn được sử dụng.
Câu 3: Đặc điểm điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
-
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
- C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với quy mô lớn với tốc độ nhanh.
Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại không tạo ra hệ quả sau đây?
- A. Sự phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp.
-
B. Sự hình thành thị trường dân tộc.
- C. Phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
- D. Người lao động cần có trình độ chuyên môn cao.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
- A. Sự ra đời của hệ thống máy tự động.
- B. Sự ra đời của nhiều vật liệu mới, năng lượng mới.
- C. Giải mã thành công bản đồ gen người.
-
D. Chế tạo được máy móc sử dụng sức nước.
Câu 6: Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là:
- A. ASEM.
- B. APEC.
-
C. AFTA.
- D. NAFTA.
Câu 7: Năm 2003 quốc gia nào ghi tên mình trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vào không gian?
-
A. Trung Quốc
- B. Ấn Độ
- C. Nhật Bản
- D. Đức.
Câu 8: Nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện nguyên tử là:
- A. Mĩ.
-
B. Liên Xô.
- C. Anh.
- D. Pháp.
Câu 9: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:
- A. tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
-
B. tạo ra sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- C. làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
- D. đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội.
Câu 10: Quốc gia nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
- A. Anh.
- B. Pháp
-
C. Mĩ.
- D. Liên Xô.
Câu 11: Nguồn gốc chính của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?
- A. Do những biến cố của khí hậu.
- B. Do các nước tư bản tạo ra.
- C. Do thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới.
-
D. Do những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.
Câu 12: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực nào?
- A. Công nghiệp.
- B. Dịch vụ.
-
C. Nông nghiệp.
- D. Xây dựng.
Câu 13: Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ hiện đại là làm xuất hiện xu thế:
- A. Chiến tranh lạnh.
-
B. Toàn cầu hóa.
- C. Công nghiệp hóa.
- D. Hòa bình, hòa hoãn.
Câu 14: Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế:
-
A. toàn cầu hóa.
- B. đa dạng hóa.
- C. hợp tác và đấu tranh.
- D. hòa hoãn tạm thời.
Câu 15: Tác động tích cực của cách mạng khoa học - công nghệ là:
-
A. tăng năng suất lao động.
- B. sản xuất vũ khí có tính hủy diệt cao.
- C. bệnh tật ngày càng giảm nhanh.
- D. môi trường trong sạch, lành mạnh.
Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
- A. Bê tông.
-
B. Pô – li – me.
- C. Sắt, thép.
- D. Hợp Kim
Câu 17: Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?
- A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.
-
B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.
- C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
- D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Câu 18: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
- A. Phát minh sinh học.
- B. Phát minh hoá học.
-
C. “Cách mạng xanh”.
- D. Công cụ lao động mới.
Câu 19: Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là:
- A. làm suy giảm năng suất lao động.
-
B. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
- C. các loại dịch bệnh mới xuất hiện.
- D. tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.
Câu 20: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?
-
A. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân.
- B. Tìm ra bản đồ gen người.
- C. Chế tạo ra các loại tàu vũ trụ.
- D. Chế tạo ra máy tính điện tử.
Câu 21: Bản đồ gen người được công bố vào năm nào?
- A. 1991
-
B. 1997
- C. 2000
- D. 2003
Câu 22: Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng?
-
A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.
- B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước.
- D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước.
Câu 23: Một trong những thời cơ của Việt Nam khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là:
- A. khai thác được nguồn lực trong nước.
-
B. có điều kiện tiếp cận khoa học – kĩ thuật hiện đại.
- C. tạo điều kiện giữ vững bản sắc dân tộc.
- D. thúc đẩy quá trình tăng cường hợp tác quốc tế.
Câu 24: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là gì?
- A. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.
- B. Trình độ của người lao động còn thấp.
- C. Trình độ quản lí còn thấp.
-
D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.