CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Căn cứ Dương Minh Châu nằm ở tỉnh nào?
- A. Đồng Nai.
-
B. Tây Ninh.
- C. Bình Phước.
- D. Quảng Nam.
Câu 2: Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn ?
- A. Nguyễn Văn Thiệu.
- B. Nguyễn Cao Kì.
- C. Trần Văn Hương.
-
D. Dương Văn Minh.
Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
- A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
-
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
- C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 4: Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?
-
A. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).
- B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
- C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
- D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Câu 5: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.
-
D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
Câu 6: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
- A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
-
C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
- D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.
Câu 7: Nội dung nào không phản ánh tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?
- A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.
- B. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.
- C. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” với nhiều cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”.
-
D. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Câu 8: Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam?
- A. Vì buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
-
B. Vì buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- C. Vì buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- D. Vì làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh.
Câu 9: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
- A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
- B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
- C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
-
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 10: Ý nghĩa lịch sử to lớn nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là gì?
-
A. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- C. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- D. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
Câu 11: Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”?
- A. Chiến thắng Núi Thành.
-
B. Chiến thắng Vạn Tường.
- C. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
- D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
Câu 12: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ra đời sau thất bại của chiến lược nào?
- A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- B. “Chiến tranh đơn phương”.
-
C. “Chiến tranh đặc biệt”.
- D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 13: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khoảng thời gian nào?
- A. 1954 – 1960.
- B. 1960 – 1965.
-
C. 1965 – 1968.
- D. 1969 – 1973.
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ?
- A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
- B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
- C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
-
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 15: Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là
-
A. Đông Nam Bộ, Liên Khu V.
- B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- C. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.
- D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Câu 16: Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào:
- A. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.
- B. “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
- C. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
-
D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 17: Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là:
-
A. Quảng Trị.
- B. Tây Nguyên.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 18: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc nước ta trong thời kỳ 1965 – 1968 là:
- A. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ.
- B. tiếp tục chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ.
-
C. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn.
- D. chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Câu 19: Ních-xơn đã tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào thời gian nào?
- A. 6 – 4 – 1972.
- B. 30 – 3 – 1972.
- C. 9 – 5 – 1972.
-
D. 16 – 4 – 1972.
Câu 20: Cuộc tập kích không quân chiến lược trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 12 - 8 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
-
B. Từ 18 - 12 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
- C. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
- D. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
Câu 21: Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
-
A. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.
- B. Tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mĩ.
- C. Tiến hành bằng quân đội Mỹ.
- D. Mĩ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp.
Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là gì?
- A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
-
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
- D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam.
Câu 23: So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?
-
A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
- B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và "đội quân tóc dài”.
- C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
- D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
Câu 24: Bài hát nào vang lên ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh?
- A. Tiến về Sài Gòn.
-
B. Nối vòng tay lớn.
- C. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
- D. Tiến quân ca.