CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
- A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
- B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
- C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp
-
D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
- A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi Việt Nam.
-
B. Pháp đã công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
- C. Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc.
- D. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng.
Câu 3: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động phong trào gì để giải quyết khó khăn về tài chính?
- A. “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”…
- B. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!”.
-
C. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
- D. Tổ chức “ Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói”.
Câu 4: Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 nhằm mục đích gì?
- A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- B. Tạo điều kiện xây dựng đất nước sau cách mạng.
- C. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
-
D. Hoà hoãn với Pháp để đấu tranh quân sự với Trung Hoa dân quốc.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng thuận lợi của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945?
- A. Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
- B. Có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lực lượng Đồng minh.
-
C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
- D. Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
Câu 6: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
- A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình.
- C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
-
D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
- A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
-
B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất
- C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
- D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 8: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
-
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- B. Giải quyết tranh chấp bằng quân sự.
- C. Nhận nhượng mọi yêu sách của đối phương.
- D. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Câu 9: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày nào?
- A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
- B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
- C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
-
D. Ngày 25 – 6 hàng năm.
Câu 10: Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gì?
- A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
- B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
-
C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.
- D. Hợp thức hóa việc quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
Câu 11: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?
- A. Ngày 5 – 1 – 1946.
-
B. Ngày 6 – 1 – 1946.
- C. Ngày 8 – 1 – 1946.
- D. Ngày 9 – 1 – 1946.
Câu 12: Quân đội Đồng minh nào dưới đây dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào nước Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?
- A. Pháp.
-
B. Anh.
- C. Trung Hoa Dân Quốc.
- D. Mĩ.
Câu 13: Nhằm xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tháng 5/1946 lực lượng vũ trang của Việt Nam được đổi tên thành gì?
- A. Việt Nam giải phóng quân.
- B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
- C. Vệ quốc đoàn.
-
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 14: Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6/1/1946), hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào ?
- A. Bắc Bộ và Nam Bộ.
- B. Nam Bộ và Trung Bộ.
-
C. Bắc Bộ và Trung Bộ.
- D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 15: Biện pháp để giải quyết tận gốc nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là:
-
A. tăng gia sản xuất.
- B. thực hành tiết kiệm.
- C. lập “Hũ gạo cứu đói”.
- D. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Câu 16: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?
- A. 16 - 9 - 1946.
- B. 23 - 9 - 1945.
- C. 6 - 3 - 1945.
-
D. 28 - 2 - 1946.
Câu 17: Biện pháp cấp thời nào sau đây được Chính phủ đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
- B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
- C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống đê điều.
-
D. Nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ lương thực.
Câu 18: Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai vào thời gian nào?
- A. 6 - 9 - 1945.
-
B. 23 - 9 - 1945.
- C. 5 - 10 - 1945.
- D. 22 - 9 - 1945.
Câu 19: Quân đội Đồng minh nào dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
-
A. Trung Hoa Dân Quốc.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Mĩ.
Câu 20: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:
- A. hơn 60% dân số không biết chữ.
-
B. hơn 90% dân số không biết chữ.
- C. hơn 70% dân số không biết chữ.
- D. hơn 80% dân số không biết chữ.
Câu 21: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ điều gì?
-
A. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
- B. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
- C. Giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
- D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Câu 22: Việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chứng tỏ điều gì?
-
A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù.
- B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp.
- D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 23: Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?
- A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
- C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
-
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.
Câu 24: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là gì?
- A. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
-
B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.
- D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.