CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao trên điện kế, vạch 0 lại nằm giữa thang đo?
- A. Giúp các giá trị trên thang đo được cân đối hơn, thuận lợi cho việc quan sát số liệu
-
B. Do giá trị điện kế chỉ có thể là âm hoặc dương nên vạch số 0 nằm giữa thang đo thuận lợi cho việc quan sát, đọc số liệu
- C. Để tránh hỏng điện kế khi điện kế chỉ giá trị âm
- D. Để thang đo được cân đối hơn
Câu 2: Khi sử dụng và bảo quản phễu thủy tinh cần lưu ý điều gì?
- A. Sử dụng phễu, bình thủy tinh mỏng cho các dung dịch kiềm, acid đậm đặc
-
B. Đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng
- C. Khi rót cần đổ thật đầy chất lỏng lên phễu
- D. Có thể bảo quản chung phễu thủy tinh với các dụng cụ thí nghiệm khác
Câu 3: Khi sử dụng các hóa chất nguy hiểm như H2SO4 đặc ta cần làm gì?
-
A. Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ
- B. Mở cửa phòng khi làm thí nghiệm
- C. Chỉ nên làm thí nghiệm vào ban ngày
- D. Đổ H2SO4 thừa vào hệ thống nước thải chung
Câu 4: Khi bảo quản H2SO4 cần lưu ý điều gì?
- A. Sử dụng các thùng kim loại để bảo quản
- B. Để gần nơi chứa base hay chất khử
-
C. Lưu trữ bằng bồn nhựa, phuy nhựa
- D. Bảo quản chung với các kim loại nặng, kim loại nhẹ, các chất có tính acid
Câu 5: Thông thường bài báo cáo một vấn đề khoa học có cấu trúc gồm mấy phần?
- A. 3 phần
- B. 4 phần
- C. 6 phần
-
D. 8 phần
Câu 6: Phần đầu tiên của bài báo cáo một vấn đề khoa hoa học là:
- A. Giới thiệu
-
B. Tiêu đề
- C. Tóm tắt
- D. Phương pháp
Câu 7: Phần cuối cùng của bài báo cáo một vấn đề khoa học là:
- A. Kết quả
- B. Thảo luận
- C. Kết luận
-
D. Tài liệu tham khảo
Câu 8: Tiêu đề của bài báo cáo một vấn đề khoa học cần đảm bảo:
-
A. Chính xác và mô tả rõ ràng nội dung của báo cáo
- B. Nêu được mục tiêu của vấn đề nghiên cứu
- C. Ngắn gọn, thấy được tầm quan trọng của vấn đề
- D. Tóm tắt được những phát hiện chính của bài báo cáo
Câu 9: Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này là nội dung của mục nào trong cấu trúc bài báo cáo một vấn đề khoa học?
- A. Tóm tắt
- B. Giới thiệu
- C. Kết quả
-
D. Kết luận
Câu 10: Kích thước tiêu chuẩn cho báo cáo treo tường là:
- A. Khổ giấy A1 hoặc A2
-
B. Khổ giấy A0 hoặc A1
- C. Khổ giấy A2 hoặc A3
- D. Chỉ sử dụng khổ giấy A0
Câu 11: Chức năng của bình cầu là:
- A. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch
-
B. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất
- C. Trọng hoặc đun nóng các chất rắn
- D. Tách chất theo phương pháp chiết
Câu 12: Chắc năng của bát sứ là:
-
A. Trộn hoặc đun nóng chảy các chất rắn, cô đặc dung dịch
- B. Rót chất lỏng hoặc dùng để lọc
- C. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng
- D. Đun nóng và chưng cất dung dịch
Câu 13: Khi dòng điện đi vào chốt G0 (hoặc G1) và đi ra từ chốt âm (-) thì kim điện kế có hiện tượng gì?
-
A. Lệch sang bên phải
- B. Lệch sang bên trái
- C. Ban đầu lệch sang bên phải rồi sau đó lệch sang bên trái
- D. Giữ thăng bằng ở vị trí số 0
Câu 14: Khi dòng điện đi vào chốt âm và đi ra từ chốt G0 (hoặc G1) thì kìm điện kế có hiện tượng gì?
- A. Lệch sang bên phải
-
B. Lệch sang bên trái
- C. Ban đầu lệch sang bên phải rồi sau đó lệch sang bên trái
- D. Ban đầu lệch sang bên trái rồi sau đó lệch sang bên phải
Câu 15: Đồng hồ đo điện đa năng không đo được đại lượng nào sau đây:
- A. Cường độ dòng điện
- B. Hiệu điện thế
-
C. Công suất
- D. Điện trở
Câu 16: Dụng cụ nào sau đây không thuộc nhóm các dụng cụ thí nghiệm quang học?
-
A. Cuộn dây dẫn có hai đèn LED
- B. Nguồn sáng
- C. Bán trụ và bảng chia độ
- D. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính
Câu 17: Thiết bị sau đây được sử dụng để làm gì?
- A. Đo cường độ dòng điện
- B. Đo hiệu điện thế
-
C. Phát hiện dòng điện cảm ứng
- D. Đo điện trở trong mạch điện xoay chiều
Câu 18: Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính không có thiết bị nào sau đây:
- A. Thấu kính phân kì
- B. Màn chắn
- C. Gương phẳng
- D. Khe hình chữ F
Câu 19: Giá quang học đồng trục dùng để
-
A. dịch chuyển vật sáng, thấu kinh và màn chắn một cách dễ dàng
- B. cố định vật sáng, thấu kính và màn chắn
- C. thu ảnh của vật sáng qua thấu kính
- D. một đáp án khác
Câu 20: Đâu không phải là cách bảo quản quá chất trong phòng thí nghiệm
- A. Bảo quản trong chai hoặc lọ có nắp đậy
-
B. Dán nhãn ghi thông tin về hóa chất
- C. Đựng trong các lọ tối màu với những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng
- D. Bảo quản hóa chất trong túi nilong
Câu 21: Để pháp hiện dòng điện cảm ứng có thể sử dụng cuộn dây dẫn có hai đầu dây nối với hai đèn LED mắc:
- A. Song song, cùng cực
-
B. Song song, ngược cực
- C. Nối tiếp, cùng cực
- D. Nối tiếp, ngược cực
Câu 22: Khi lựa chọn màu nền cho bài thuyết trình cần cân nhắc sử dụng màu sắc như thế nào?
- A. Lựa chọn màu sắc rực rỡ để nổi bật nội dung cần trình bày
-
B. Sử dụng màu sắc có sự đối lập giữa màu chữ và màu nền
- C. Kết hợp nhiều màu sắc và kiểu chữ khác nhau
- D. Chỉ nên sử dụng những gam màu nóng để làm nổi bật bài thuyết trình
Câu 23: Vì sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
- A. Để biết biện pháp phòng ngừa khi sử dụng
- B. Để tìm hiểu những thông tin về hóa chất
- C. Để biết được thông tin về nhà sản xuất hóa chất
-
D. Để hiểu về nguy cơ, biện pháp phòng ngừa và những thông tin về hóa chất, nhà sản xuất
Câu 24: Tại sao không nên tự ý nghiền và trộn hóa chất?
-
A. Vì một số hóa chất có thể tạo ra hỗn hợp chất nổ khi trộn với nhau
- B. Vì sau khi nghiền, trộn các hóa chất khó bảo quản hơn
- C. Vì muốn nghiềm hóa chất cần sử dụng máy móc chuyên dụng
- D. Vì các chất dễ bị bay hơi sau khi nghiền và trộn hóa chất
Câu 25: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?
- A. Giúp dung dịch trong cốc nhanh nóng hơn
-
B. Tản nhiệt khi đốt, tránh làm vỡ các dụng cụ thủy tinh khác
- C. Giúp dung dịch trong cốc được tan đều hơn
- D. Giúp dung dịch trong cốc không bị kết tủa