Câu 1: Sóng âm là
- A. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
- B. Các vật dao động phát ra âm thanh.
-
C. Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
- D. Sự chuyển động của âm thanh
Câu 2: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là
- A. 500 Hz.
- B. 2000 Hz.
-
C. 1000 Hz.
- D. 1500 Hz
Câu 3: Âm thanh không thể truyền trong
- A. Chất lỏng.
- B. Chất rắn.
- C. Chất khí.
-
D. Chân không.
Câu 4: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?
- A. Sóng cơ học có tần số 10Hz.
- B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
- C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0μs.
-
D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
Câu 5: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
- A. Khi kéo căng vật.
- B. Khi uốn cong vật.
- C. Khi nén vật.
-
D. Khi làm vật dao động.
Câu 6: Âm thanh không truyền được trong chân không vì
- A. Chân không không có trọng lượng.
-
B. Chân không không có vật chất.
- C. Chân không là môi trường trong suốt.
- D. Chân không không đặt được nguồn âm.
Câu 7: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào?
- A. Từ 0 dB đến 1000 dB.
- B. Từ 10 dB đến 100 dB.
- C. Từ -10 dB đến 100dB.
-
D. Từ 0 dB đến 130 dB.
Câu 8: Sóng âm không truyền được trong môi trường
- A. Chất rắn.
- B. Chất lỏng.
- C. Chất khí.
-
D. Chân không.
Câu 9: Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
- A. Môi trường không khí loãng.
- B. Môi trường không khí.
- C. Môi trường nước nguyên chất.
-
D. Môi trường chất rắn.
Câu 10: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sắm một khoảng là?
-
A. 1,7 km.
- B. 68 km.
- C. 850 m.
- D. 68 m.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.
- B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
- C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
-
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
Câu 12: Nguồn âm là
-
A. Các vật dao động phát ra âm.
- B. Các vật chuyển động phát ra âm.
- C. Vật có dòng điện chạy qua.
- D. Vật phát ra năng lượng nhiệt.
Câu 13: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?
- A. Nguồn âm và môi trường truyền âm.
-
B. Nguồn âm và tai người nghe.
- C. Môi trường truyền âm và tai người nghe.
- D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác.
Câu 14: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là
- A. f = 85 Hz.
- B. f = 170 Hz.
-
C. f = 200 Hz.
- D. f = 255 Hz.
Câu 15: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
- A. Độ đàn hồi của nguồn âm.
- B. Biên độ dao động của nguồn âm.
-
C. Tần số của nguồn âm.
- D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 16: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
- A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
- B. Dùi trống.
-
C. Mặt trống.
- D. Không khí xung quanh trống.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
- B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
- C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
- D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 18: Người ta so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường chất rắn (vr), chất lỏng (vl), chất khí (vk). Kết quả so sánh nào sau đây là đúng?
-
A. vr > vl > vk.
- B. vk > vl > vr.
- C. vr > vk > vl.
- D. vk > vr > vl.
Câu 19: Trong một cơn mưa giông, ta quan sát thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, coi ta nhìn thấy tia sét ngay sau khi tia sét xuất hiện thì tia sét xuất hiện cách ta
-
A. 1700 m.
- B. 850 m.
- C. 68 m.
- D. 136 m.
Câu 20: Khi thổi sáo bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm?
-
A. Không khí bên trong sáo.
- B. Không khí bên ngoài sáo.
- C. Thân sáo.
- D. Lỗ trên thân sáo.