Câu 1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là
- A. quan sát, đo.
- B. quan sát, phân loại , liên hệ.
-
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
- D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
Câu 2: Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
- A. hạt proton.
- B. hạt neutron.
-
C. hạt electron.
- D. hạt nhân.
Câu 3: Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là
- A. 2.
-
B. 6.
- C. 8.
- D. 3.
Câu 4: Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là
- A. H.
-
B. He.
- C. Hf.
- D. Hg.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
- B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
-
C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- D. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng là khác nhau.
Câu 6: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?
- A. Muối ăn.
- B. Đường ăn.
- C. Vitamin C.
-
D. Khí hydrogen.
Câu 7: Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm (trừ Helium) có số electron là
-
A. 8.
- B. 6.
- C. 4.
- D. 2.
Câu 8: Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O3 là
- A. I.
- B. II.
-
C. III.
- D. V.
Câu 9: Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)
- A. 30 amu.
-
B. 34 amu.
- C. 32 amu.
- D. 33 amu.
Câu 10: Đơn chất là chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?
-
A. 1
- B. 2 hay nhiều
- C. 3
- D. 4
Câu 11: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.
-
A. 54 km/h.
- B. 4,167 km/h.
- C. 540 km/h.
- D. 360 km/h.
Câu 12: Tốc độ của xe càng lớn thì
- A. thời gian để xe dừng càng ngắn..
-
B. quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.
- C. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng nhỏ.
- D. Cả A, B, C.
Câu 13: Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?
- A. Hộp số.
- B. Không khí.
- C. Tụ điện.
-
D. Cánh quạt.
Câu 14: Hạt đại diện cho chất là
- A. nguyên tử
-
B. phân tử
- C. electron
- D. proton
Câu 15: Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng
-
A. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- B. số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- C. số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết
Câu 16: Công thức hoá học của một chất bao gồm
- A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất
- B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất
-
C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
- D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất.
Câu 17: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s
3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật
4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích
Cách sắp xếp sau đây là đúng?
- A. 1-2-3-4
- B. 3-2-1-4
- C. 2-4-1-3
-
D. 3-2-4-1
Câu 18: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Hình dạng nhạc cụ.
- B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
- C. Kich thước của nhạc cụ.
-
D. Tần số của âm phát ra.
Câu 19: Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?
- A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.
- B. Bền hơn.
- C. Hấp thụ âm tốt hơn.
-
D. Phản xạ âm tốt.
Câu 20: Đặc điểm của nguồn sáng là
-
A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.
- B. chỉ phát ra ánh sáng.
- C. chỉ tỏa nhiệt.
- D. vật không tự phát ra ánh sáng.
Câu 21: Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?
- A. Bề mặt cứng.
- B. Bề mặt nhẵn bóng.
-
C. Bề mặt không nhẵn bóng.
- D. Cả A và B.
Câu 22. Chọn phát biểu đúng?
- A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
- B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
- C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
-
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 23: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:
- A. dB
-
B. Hz
- C. Niu tơn
- D. kg
Câu 24: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm cúa vật sẽ biến đổi như thế nào?
-
A. Tăng
- B. Giảm
- C. Không thay đổi
- D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 25: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
- A. Miếng xốp
- B. Tấm gỗ
-
C. Mặt Gương
- D. Đệm cao su
Câu 26: Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?
- A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
- B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
- C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
-
D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.
Câu 27: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là
- A. góc tới lớn hơn góc phản xạ
-
B. góc tới bằng góc phản xạ
- C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
- D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ
Câu 28: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là
- A. ảnh ảo, lớn hơn vật
- B. ảnh ảo, bé hơn vật
-
C. ảnh ảo, bằng vật
- D. ảnh thật, bằng vật
Câu 29: Kí hiệu Na chỉ nguyên tố nào sau đây?
- A. Potassium.
-
B. Sodium.
- C. Magnesium.
- D. Neon.
Câu 30: Cho các chất sau: ammonia, hydrogen chloride, sodium, mercury. Số đơn chất là
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 31: Khi tạo thành liên kết trong phân tử KCl, nguyên tử Cl có xu hướng
-
A. nhận 1 electron.
- B. nhường 1 electron.
- C. góp chung 1 electron.
- D. nhường 7 electron.
Câu 32. Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
-
A. III.
- B. II.
- C. I.
- D. IV.
Câu 33: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
-
B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
- C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
- D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 34: Kí hiệu hóa học của nguyên tố carbon là
- A. Ca.
-
B. C.
- C. Cu.
- D. Cs.
Câu 35: Liên kết được hình thành trong phân tử carbon dioxide là
-
A. liên kết cộng hóa trị.
- B. liên kết ion.
- C. liên kết hydrogen.
- D. liên kết kim loại.
Câu 36: Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?
- A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
-
B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
- C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
- D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.
Câu 37: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
- C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
- D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 38: Khi đánh đàn, âm thanh phát ra được khi nào?
- A. Ngay khi cầm đàn.
-
B. Khi dây đàn dao động.
- C. Khi đánh vào hộp đàn.
- D. Khi dây đàn được chỉnh căng.
Câu 39: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
- A. Hydrogen.
- B. Oxygen.
- C. Nitrogen.
-
D. Carbon dioxide.
Câu 40: Vì sao hiệu quả quang hợp của cây trồng tại các khu công nghiệp thường bị giảm đi?
- A. Vì ánh sáng tại các khu công nghiệp quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
-
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide thường quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- C. Vì nhiệt độ tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- D. Vì ánh sáng khí carbon dioxide tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.