CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu hiện của khách quan là gì?
- A. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
- B. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
-
C. Nhìn nhận sự vật một cách chính xác.
- D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 2: Đối xử bình đẳng, không thiên vị là biểu hiện của cái gì?
- A. Khách quan
-
B. Công bằng
- C. Trung thực
- D. Phân biệt
Câu 3: Thiếu khách quan sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- A. Nhìn nhận đúng bản chất con người.
-
B. Sai lầm trong ứng xử.
- C. Ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ con người.
- D. Ứng xử phù hợp với sự việc xảy ra.
Câu 4: Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Thiếu khách quan sẽ dẫn tới những ... trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng ... tới các mối quan hệ”.
- A. Yếu tố; khách quan.
- B. Bình đẳng; tích cực.
- C. Nhân tố; tích cực.
-
D. Sai lầm; tiêu cực.
Câu 5: Thiếu công bằng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- A. Nhìn nhận đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
-
B. Xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
- C. Con người cảm thấy được tôn trọng, tự tin trong cuộc sống.
- D. Sai lầm trong ứng xử, công việc.
Câu 6: Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?
- A. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
- B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
- C. Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
-
D. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?
- A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
-
C. Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
- D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự công bằng?
-
A. Hỗ trợ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- B. Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
- C. Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
- D. Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.
Câu 9: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?
- A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
- B. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
-
C. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
- D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.
Câu 10: Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?
- A. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.
-
B. Không phân biệt giới tính, màu da.
- C. Chấp nhận những điều sai trái.
- D. Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây nói về sự khách quan, công bằng?
-
A. Nói có sách, mách có chứng.
- B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
- C. Quân pháp bất vị thân.
- D. Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 12: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?
- A. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.
- B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.
- C. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.
-
D. Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
Câu 13: Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?
- A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không
-
B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiêm cho hành động của mình.
- C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
- D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.
Câu 14: Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là một trong những người xếp hàng ở đấy, em sẽ xử lí như thế nào?
- A. Xông vào đánh anh B vì hành vi thiếu lễ phép đó.
- B. Mặc kệ anh B, dù gì cũng có người lên tiếng chống lại hành động đó của anh.
-
C. Nhẹ nhàng nhắc nhở anh B nên tuân theo quy định xếp hàng, vì có rất nhiều người đang phải đợi.
- D. Gọi công an tới xử lí hành động gây rối của anh.
Câu 15: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?
- A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
-
B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
- C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
- D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.