I. SỬ DỤNG, BẢO QUẢN PHÂN BÓN HÓA HỌC
-
Cách bón:
- Phân đạm, phân kali có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên dùng để bón thúc là chính.
- Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.
- Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hoa tan. Phân lân thiên nhiên chỉ dùng để bón cho đất chua mới có hiệu quả.
- Bón phân đạm, phân kali liên tục qua nhiều năm đất sẽ bị hóa chua vì vậy cần bón vôi để cải tạo đất.
- Khi bón cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn loại phân bón phù hợp.
- Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng.
- Bón phân hoá học cần cân nhắc đến yếu tố thời tiết,
-
Cách bảo quản:
Đảm bảo nguyên tắc:
- Chống ẩm:
+ Đặt nơi khô ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.
+ Bảo quản trong chum, vại sành, bao nylon.
- Chống để lẫn lộn:
+ Để nhiều gian, mỗi gian một loại phân
+ Để một gian thì phải chia ngăn
- Chống acid:
+ Chọn vật liệu sử dụng, bảo quản chống acid
+ Nền nhà xi măng hoặc gạch
+ Không lót gỗ, tre, lứa
- Chống nóng:
+ Bảo quản nơi thoáng mát
+ Tránh nguồn nhiệt
+ Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
II. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN HỮU CƠ
- Cách bón:
- Phân bón hữu cơ chủ yếu dùng để bón lót và phải bón lót sớm (xa ngày gieo trồng). Độ sâu với phân bón hữu cơ tùy thuộc điều kiện khí hậu, mùa vụ và thành phần cơ giới của đất.
- Sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ hoai mục. Ủ phân bón hữu cơ cùng với phần lần thiên nhiên (apatite, phosphorite) hoặc phân lân the bien (super lan) vừa làm chu phân bón hữu cơ thống hoài mục vừa làm cho phân lân dễ tiêu hơn.
- Phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây. Phân bón hữu cơ có hiệu lực chậm hơn phân bón hóa học nhưng hiệu lực bền, hiệu quả kéo dài nhiều vụ nhiều năm.
- Để nâng cao hiệu quả của phân bón hữu cơ cần bón phối hợp với phân bón và cơ và chú ý đến công thức luân canh.
- Bảo quản phân hữu cơ:
- Ủ nóng (hay ủ xốp): Là phương pháp ủ, bảo quân đề đông, thoáng khi phân giải trong điều kiện hiểu khi, nhiệt độ tăng nhanh và đạt khoảng 60 °C – 70 °C; Vi sinh vật hoạt động mạnh, phân bón hữu cơ chống hoai mục, cung cấp phân bón kịp thời cho mùa vụ và cho cây trồng.
- Ủ nguội (hay ủ chặt): Là phương pháp ủ, bảo quản phân bón hữu cơ trong điều kiện kị khí (phân được nén chặt và tưới nước để đầy hết không khi ra khỏi đồng ủ). Phân bón hữu cơ được phân giải từ từ, dự trữ nguồn phân bón hữu cơ đã được ủ, bảo quản khi mùa vụ, cây trồng chưa cần ngay.
- Ủ hỗn hợp: là phương pháp kết hợp ủ nóng trước, ủ nguội sau. Sau khi nhiệt độ trong đống ủ đạt khoảng 60°C–70°C thì nén đống ủ và tưới nước để nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 20 - 35 °C, giữ độ ẩm từ 60% đến 70% để phân bón hữu cơ phân giải thuận lợi.
III. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN VI SINH
- Cách bón:
- Phân bón vi sinh có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
- Bón trực tiếp vào đất để làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.
- Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày. thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.
- Khi bón phân bón vi sinh vào đất cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
- Bảo quản:
- Bảo quản phân bón vi sinh nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng. Vào mùa hè, phân bón vi sinh bảo quản được khoảng 4 tháng, về mùa đông sẽ bảo quản được khoảng 6 tháng.