Câu 1. Trình bày những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
Câu trả lời:
- Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp với những công nghệ tiên tiến (còn gọi là công nghệ cao) để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thảo mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
- Ưu điểm:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
- Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, do đố quy mô sản xuất được mở rộng.
- Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
- Hạn chế:
- Chi phí đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.
- Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao:
- Nông nghiệp công nghệ cao nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ.
- Có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.
- Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Câu 2. Mô tả một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Nêu một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong trồng trọt ở gia đình, địa phương em và ý nghĩa của chúng mang lại.
Câu trả lời:
1. Công nghệ nhà kính:
- Là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính hoặc vật liệu tương tự; dùng để trồng cây nhằm tránh tác động bất lợi của thời tiết, đồng thời giúp chủ động điều chỉnh các điều kiện chăm sóc cây trồng bằng các công nghệ tiên tiến.
- Một số mô hình nhà kính phổ biến:
a. Nhà kính đơn giản:
- Vật liệu đơn giản
- Chủ yếu để tránh mưa, gió và nhiệt độ thấp
- Thười gian sử dụng 5 - 10 năm
b. Nhà kính liên hoàn:
- Hệ thống mái có thể sử dụng bằng nhựa PE hoặc kính thủy tinh
- Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác bán tự động và tự động.
- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào vật liệu làm mái.
c. Nhà kính hiện đại:
- Khung thép chịu lực lớn, mái kính chịu lực đảm bảo độ sáng tốt nhất cho cây.
- Hệ thống tự động được sử dụng tối đa.
- Thời gian sử dụng lâu dài, trên 15 năm.
2. Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm:
- Là công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách có hiệu quả nhất, bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và djang tưới để tối ưu hóa việc dùn nước của cây.
- Một số công nghệ tưới tự động:
- Tưới nhỏ giọt
- Tưới phun sương
- Tưới phun mưa
- Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) trong trồng trọt: Là việc số hóa các hoạt động từ sản xuất đến chiến biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hóa.
- Một số ứng dụng:
- Canh tác chính xác
- Nhà kính thông minh
- HS tự liên hệ thực tiễn ở địa phương mình.
- Ví dụ: Địa phương em đang áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như tưới nước tự động, sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu...
- Ưu điểm của công nghệ này là làm giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón; mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Câu 3. Giải thích cơ sở khoa học của các hệ thống trồng cây không dùng đất (hệ thống trồng cây thủy canh, hệ thống khí canh).
Câu trả lời:
Cơ sở khoa học của trồng cây không dùng đất (thủy canh, khí canh) là: Cây trồng chỉ có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện được cung cấp đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng và không khí. Đất trồng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây và giúp cây đứng vững. Do đó, trồng cây không dùng đất bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời sử dụng giá thể để giúp cây đứng vững.
Câu 4. Nêu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ưu, nhược điểm của hệ thống trồng cây thủy canh và hệ thống trồng cây khí canh. Lựa chọn hệ thống trồng cây không dùng đất phù hợp cho một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.
Câu trả lời:
1. Hệ thống trồng cây thủy canh:
- Cấu tạo: Một hệ thống thủy canh cơ bản gồm hai phần:
- Bể/thùng chứa dung dịch dinh dưỡng: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.
- Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây.
- Nguyên lí hoạt động:
- Hệ thống thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh): Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng, hộp hoặc các vật chứa cách nhiệt, dung dịch được bổ sung khi cần trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch.
- Hệ thống thủy canh hồi lưu (thủy canh động): Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần dư thừa sẽ được luân chuyển về thùng chứa ban đầu. Quá trình này được diễn ra liên tục.
- Ưu điểm:
- Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm lớn nhất. Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.
- Kĩ thuật này không dùng đất, do vậy có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cằn hay hải đảo xa xôi.
- Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm:
- Khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả.
- Vốn đầu tư ban đầu cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trinh độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này cản trở việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.
2. Hệ thống trồng cây khí canh:
- Cấu tạo: Một hệ thống khí canh cơ bản gồm ba phần:
- Bể chứa dung dịch: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.
- Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây.
- Hệ thống phun sương: gồm có bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương. Hệ thống thường được thiết kế đồng bộ với bộ hẹn giờ hoặc bộ điều khiển.
- Nguyên lí hoạt động: Hoạt động theo nguyên lí tự động, khép kín. Bơm đẩy dung dịch trong bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khí tạo hơi sương, nơi có rễ cây. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, phần còn lại rơi xuống máng thu và được đưa trở lại bể chứa.
- Ưu điểm:
- Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thủy canh.
- Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.
- Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.
- Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.
- Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn.
- Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.
- HS tự liên hệ thực tế ở địa phương.
Câu 5. Mô tả các bước trồng, chăm sóc, thu hoạch một loại cây trồng bằng kĩ thuật thủy canh.
Câu trả lời:
Ví dụ trồng cây cà chua thủy canh:
Quy trình kỹ thuật trồng cà chua thủy canh:
- Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp)
- Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.
- Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.
- Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh Grow Master đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ
- Sau đó sử dụng dụng cụ bút đo PH để kiểm tra độ lượng dưỡng chất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển (độ PH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 là được). Dùng bút đo PPM để đo nồng độ dung dịch sao cho khoảng 2000-2500 ppm là phù hợp.
- Gắn dây oxy đã chuẩn bị sẵn vào máy sục khí, hẹn giờ máy khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút – 1 tiếng.
Chăm sóc cà chua trồng thủy canh:
- Cần chú ý mực nước trong thùng dung dịch thủy canh. Theo dõi liên tục trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, chú ý mỗi giai đoạn phát triển phát triển của cây thì cần dinh dưỡng khác nhau.
- Làm giàn cho cây cà chua: để đảm bảo khi cây sai quả không bị gãy đổ.
- Chăm sóc khi cây ra quả: Quả cà chua khi chín thường có màu đậm, vỏ mềm, hoàn toàn không cần phải cấu vào phần thịt.
Thu hoạch cà chua trồng thủy canh: thu hoạch những quả chín trước, thu hoạch cẩn thận, tránh để rơi dập cà chua...