BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM DI SẢN VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ LOẠI DI SẢN VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM
- Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có gia trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, có vật, bảo vật quốc gia....
- Một số DSVH ở Việt Nam:
+ Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Hoàng thành Thăng Long,...
+ Di sản văn hóa phi vật thể: Dân ca Quan họ; Ca trù; Hội Gióng;...
2. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
- Di sản văn hoá là tài sản dân tộc, thể hiện truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ di sản văn hoá góp phân xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
3. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA.
- Đề bảo tồn các đi sản văn hoá, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới di sản văn hoá như:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ
+ Xây dựng trái phép, lần chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyên trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
4. TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
- Là HS, đề bảo tồn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh, cần làm những việc sau:
+ Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
+ Viết bài tuyên truyền, giới thiệu vẻ các di tích lịch sử, di sản văn hoá
+ Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hoá.
+ Đấu tranh, tố giác kẻ gian ăn cắp các côt vật, di vật và các hành vi làm tổn hại đến di sản văn hoá
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.
+ Tích cực học ngoại ngữ để giới thiệu di sản văn hoá của địa phương, đất nước mình với du khách là người nước ngoài