Tìm đọc thêm ở nhà: – 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người. − 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Câu hỏi 2: Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên

 

Bài Làm:

Câu hỏi 1: Em có thể đọc câu chuyện

NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi. 

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ. 

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

- Câu hỏi 2: Qua câu chuyện này chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận.

Tồi tệ hơn, vì cơn giận chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh. Lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp. Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải tiếng việt 4 cánh diều bài 8: Người ta là hoa đất (bài đọc 1, bài viết 1, trao đổi)

CHIA SẺ

Câu hỏi 1: Em hiểu câu " Người ta là hoa đất" như thế nào?

Câu hỏi 2: Vì sao con người được ngợi ca như vậy?

Xem lời giải

BÀI ĐỌC 1: ÔNG YẾT KIÊU

Câu hỏi:

  1. Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
  2. Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy?
  3. Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc?
  4. Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?
  5. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu.

Xem lời giải

BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT CÂU CHUYỆN EM THÍCH

I, Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     " Ông Yết Kiêu" là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, " nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên". Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Những chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện " Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

LÊ HOÀNG

a, Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

II, Bài học

III, Luyện tập

1. Chọn một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa " Tiếng Việt 4"

2. Giải thích với bạn vì sao em thích câu chuyện đó.

Xem lời giải

TRAO ĐỔI: TÀI NĂNG CON NGƯỜI

1. Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.

2. Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ra nên làm gì để trở thành những người tài năng.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.