Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Câu 3: Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Bài Làm:

- Thi Hương là một khoa thi Nho học truyền thống nên ngay bản thân việc có sự xuất hiện của người nước ngoài đã là không phù hợp. Đã vậy nhưng thế lực ngoại bang này còn áp đảo hoàn toàn người Việt, thể hiện qua hình ảnh “cờ kéo rợp trời”, “váy lê quét đất”. Thực dân Pháp áp đặt được ách đô hộ lên nước ta, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là tay sai vì thế mà “quan sứ”, “mụ đầm” được trọng vọng hơn cả.

- Hình ảnh “cờ kéo rợp trời”, “váy lê quét đất” của quan sứ và mụ đầm đầy vẻ phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi. Đối với một nhà nho có lòng tự trọng, tha thiết với truyền thống dân tộc thì những điều này thật sự không thể chấp nhận nổi.

- Phép đối được thể hiện chặt chẽ (cờ kéo rợp trời – váy lê quét đất, quan sứ đến – mụ đầm ra) cùng với cách nói giễu cợt “mụ đầm” càng nhấn mạnh sa sút về chất lượng, sự tuỳ tiện vô lối của kì thi.

=> Nói chung, tiếng cười trào phúng ở hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” này thể hiện ở cách tác giả châm biếm, chế giễu sự thiếu tôn nghiêm, lố bịch, đạp lên những chuẩn mực.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 4: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Xem lời giải

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Trần Tế Xương.

Xem lời giải

Câu 3: Đặc điểm về bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”?

Xem lời giải

Câu 4: Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp và đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”?

Xem lời giải

Câu 5: Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy khái quát nội dung của bài thơ.

Xem lời giải

Câu 2: Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.

Xem lời giải

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực

Xem lời giải

Câu 4: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Xem lời giải

Câu 2: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Xem lời giải

Câu 2: Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.