Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Bài Làm:

- “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Đây là thông lệ của kì thi Hương thời phong kiến: 3 năm một lần. Thi Hương là một khoa thi Nho học liên tỉnh ở các triều đại phong kiến nhằm tuyển chọn nhân tài, bổ nhiệm làm quan. Ta có thể thấy là hình thức thi này phù hợp với thời kì trước đây, tức là các triều đại Lí, Trần, Lê,… còn ở thời điểm trong bài là thời nhà Nguyễn, quan trọng hơn nữa, đây là thời điểm nước ta trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, hình thức thi kiểu này rõ ràng không còn phù hợp với thời cuộc. Lưu ý rằng đây chỉ là cách nhìn của ta ở thời điểm hiện tại, còn đối với nhà thơ Tú Xương, có thể câu này chỉ là một câu để mở vào bài, không có hàm ý gì ở đây.

- “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: Từ năm 1831, ngoài Bắc có hai trường thi ở Nam Định và Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm được đất Bắc thì các sĩ tử phải vào trong để thi. Từ năm 1886, hai trường này gộp lại thi chung tại Nam Định, lấy tên là trường Hà Nam. Từ “lẫn” được tác giả dùng với ý chê bai, khinh rẻ triều đình, cái “nhà nước” mà giờ đây chỉ còn là bù nhìn của Pháp, không còn năng lực, không còn khả năng bảo vệ được đất nước.

=> Nói chung, ta có thể thấy là chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX đã cổ hủ và đi đến giai đoạn suy tàn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 4: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Xem lời giải

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Trần Tế Xương.

Xem lời giải

Câu 3: Đặc điểm về bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”?

Xem lời giải

Câu 4: Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp và đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”?

Xem lời giải

Câu 5: Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy khái quát nội dung của bài thơ.

Xem lời giải

Câu 2: Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”.

Xem lời giải

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực

Xem lời giải

Câu 4: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Xem lời giải

Câu 2: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Xem lời giải

Câu 3: Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Xem lời giải

Câu 2: Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.