Thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?

Luyện tập

Câu 1. Thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?

a. Sản xuất kinh doanh là yếu tố góp phần tạo ra động lực phát triển xã hội một cáchbền vững.

b. Chỉ có hạn chế ản xuất kinh doanh mới hạn chế được ô nhiễm môi trường.

c. Khi doanh nghiệp quan tâm đến nguồn nhân lực, cũng như nâng cao khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao cùng nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

d. Mục tiêu chính của sản xuất kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. 

Câu 2. Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Bài Làm:

Câu 1. 

  • Em đồng tình với các nhận định a, c, d, 
  • Em không đồng tình với nhận định b 

* Giải thích. nếu hạn chế sản xuất thì sẽ không thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời sẽ làm hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm, dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội. Chỉ nên hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cao ý thức của doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.

Câu 2.

- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã:

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Đối tượng được đăng ký tham gia 

 

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam. 

 

- Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;

- Người nước ngoài;

- Các tổ chức.

 

Quyền hạn đăng ký tham gia 

 

Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác. 

 

 Quyền hạn quyết định của thành viên

 

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

 

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu quản lý tổ chức

 

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Tư cách pháp nhân

 

Không

Căn cứ phân chia lợi nhuận

 

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

 

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

 

Bản chất thành lập

Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế

 

Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã

Thành viên góp vốn điều lệ

Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp

 

Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ

Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp

Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).

Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu 

 

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu.

 

 

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:

 

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 8 Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Câu 2. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

  Tận dụng đất đai vườn nhà, chị T đã xây dựng mô hình vườn ao chuồng với số lượng đàn lợn hơn 250 con, diện tích hồ cá lên đến 1 500 m, gà vịt hơn 500 con. Ngoài ra, chị T còn đầu tư trồng hơn 400 gốc xoài diện tích hơn 1 ha; đầu tư 2 máy gặt đập liên hợp, phục vụ nhu cầu của người dân khi đến mùa gặt. Mô hình của chị còn tạo được công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho 6 nhân công ở địa phương. “Những năm đầu thực hiện mô hình, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, chưa có kinh nghiệm, lợn nuôi bị ảnh hưởng do dịch bệnh, xoài chưa đạt chất lượng. Toàn bộ tài sản đều đầu tư vào mô hình nên có lúc phải vay từ các quỹ hỗ trợ, ngân hàng nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn. Dần dần, nhờ học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế và qua các lớp tập huấn, hội thảo khuyến nông ở địa phương, gia đình tôi đã áp dụng vào sản xuất và đạt được kết quả tích cực”, chị T chia sẻ. Gia đình chị T đã được chính quyền tuyên dương là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Nêu những đặc điểm và hiệu quả của mô hình hộ sản xuất kinh doanh trên.

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

  Hợp tác xã Q hoạt động trong lĩnh vực vận tải với các loại hình kinh doanh, dịch vụ như: dịch vụ vận tải hàng hoá, vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt,... Hợp tác xã có 38 thành viên tự nguyện hợp tác với nhau cùng góp vốn. Hợp tác xã hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí. Doanh thu hợp tác xã liên tục tăng từng năm, nâng cao thu nhập bình quân cho các thành viên, người lao động.

Trường hợp 2.

  Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M thành lập có 4 hợp tác xã cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau gồm: hợp tác xã chế biến, thương mại dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; hợp tác xã sản xuất nước mắm; hợp tác xã thu mua và chế biến hải sản. Tổng số vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 1 tỉ đồng với ngành nghề sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản; dịch vụ thu mua, chế biến hải sản, hải sản khô, hải sản tươi đông lạnh;... Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

- Hợp tác xã Q và Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M được thành lập theo cách thức nào và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

- Mô hình hợp tác xã có ưu điểm như thế nào so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh?

Xem lời giải

Câu 4. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

1. Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

2. Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

3. Công ti cổ phần với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước được quản lí dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần.

6. Công ti hợp danh là doanh nghiệp: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ti có thể có thêm thành viên góp vốn.

- Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh trên.

Xem lời giải

Câu 5. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

  Ông T là một người tâm huyết với những công trình xây dựng cầu đường. Ông thành lập Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên T do ông đứng tên, với số vốn đăng kí kinh doanh là 7 tỉ đồng. Ông chịu hoàn toàn trách nhiệm trong số vốn đã góp. Với bộ máy tinh gọn và đội ngũ nhân viên tâm huyết, chỉ sau 4 năm, ông đã thành công với nhiều công trình lớn nhỏ và nâng số vốn đăng kí kinh doanh lên 17 tỉ đồng. Ngoài ra, ông còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động cũng như đóng thuế và tuân thủ đầy đủ quy định của Nhà nước.

Trường hợp 2.

  Khi Nhà nước thực hiện việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ông A quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công ti cổ phần. Ông ưu tiên cho nhân viên công ti tham gia cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào, được quyền nhượng cổ phần. Công ti cũng đã nhiều lần phát hành trái phiếu thành công, tạo ra nguồn tài chính cho công ti. Các cổ đông được chia lợi tức tăng hằng năm, khiến họ càng tin tưởng vào công ti hơn.

- Công ti của ông A khi cổ phần hóa có đặc điểm gì?

- Mô hình công ti cổ phần có phương thức hoạt động như thế nào?

Xem lời giải

Câu 6. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1.

  Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm thủ công mĩ nghệ ngày càng cao. Anh P quyết định xây thêm nhà xưởng, tuyển thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình sản xuất chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên vật liệu. Anh đã làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu. Cửa hàng của anh vừa bán trực tiếp vừa bán trực tuyến và doanh thu luôn tăng trưởng. Anh còn sẵn sàng nhận các học viên để truyền nghề, giúp cho nghề truyền thống của cha ông không bị mai một.

- Hãy nêu những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P.

- Cho biết bài học mà em rút ra được qua trường hợp trên.

Trường hợp 2.

  Tận dụng lợi thế của địa phương với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, Công ti lữ hành H đã đưa ra nhiều chuyến tham quan với giá ưu đãi. Công ti đã đầu tư nhiều chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ con người, nhất là hướng dẫn viên chuyên nghiệp, yêu nghề, có kiến thức sâu rộng, khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt,... Sản phẩm hành trình du lịch hấp dẫn, liên kết được nhiều đơn vị khách sạn, nhà hàng, bảo hiểm uy tín,... nên Doanh nghiệp H đã gặt hái nhiều thành công và tạo được lòng tin của khách hàng.

- Nêu những yếu tố tạo nên thành công mà Doanh nghiệp H đạt được.

- Cho biết em học hỏi được điều gì từ thành công của Doanh nghiệp H.

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Địa phương T có nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đã được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương tin dùng, đặt hàng. Chính quyền địa phương đang vận động các hộ vào Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

Câu 4. Em hãy chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai. Mô tả về mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà em thích.

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công (sản phẩm, địa điểm, quy mô, mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm, thương hiệu, những đóng góp cho xã hội,...) trong khu vực em sinh sống.

Câu 2. Em hãy lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân, lập ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng kinh doanh đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập