Mở đầu
Em hãy quan sát các tranh sau và cho biết nhân vật trong tranh thực hiện công việc gì.
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật trong bức tranh đầu tiên là Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa.
- Nhân vật trong bức tranh thứ hai là Đại diện Viện kiểm sát.
Khám phá
Câu 1. Em hãy quan sát các tranh, đọc thông tin liên quan và thực hiện yêu cầu.
THÔNG TIN.
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Với chức năng xét xử, Toà án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Ngoài hoạt động xét xử, Toà án nhân dân còn giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Trình bày chức năng của Toà án nhân dân và cho biết đâu là chức năng chính của Toà án nhân dân.
- Hãy cho biết, Toà án nhân dân có những vai trò gì trong đời sống xã hội.
Hướng dẫn giải:
- Chức năng của Tòa án nhân dân (TAND): là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Chức năng chính của Tòa án nhân dân là xét xử.
- Vai trò của TAND trong đời sống xã hội:
- Nhân danh nước CHXHCNVN xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,... theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN.
Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Em hãy cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân?
Hướng dẫn giải:
- Tòa án nhân dân chia thành 4 cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương)
* Cơ cấu tổ chức toà án nhân dân:
- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp cao gồm: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Uỷ ban Thẩm phán; Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác, theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
- Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Toà hình sự, Toà dân sự, Toà gia đình và người chưa thành niên, Toà xử lí hành chính, các toà chuyên trách theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
* Hoạt động của TAND:
- Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.
- Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Bài tập & Lời giải
Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Anh A và anh B tham dự phiên toà xét xử sơ thấm vụ án hình sự cặp vợ chồng bạo hành con gái 2 tuổi tử vong. Đại diện của Viện kiểm sát thành phố T đề nghị mức án tử hình đối với mẹ kế và tù chung thân đối với cha đẻ. Anh A chia sẻ với anh B:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Viện kiểm sát! Ý anh như thế nào?
Anh B liền đáp:
- Tôi cũng cũng vậy! Ở đây, Viện kiểm sát đang thực hiện chức năng thực hành quyền công tố buộc tội đối với người phạm tội trong vụ án đó.
Anh A chia sẻ tiếp:
- Ngoài chức năng này, Viện kiểm sát còn có chức năng nữa là kiểm sát hoạt động tư pháp.
Anh B hỏi lại:
- Chức năng kiểm sát hoạt động tự pháp là sao? Tôi không hiểu lắm.
Anh B lúng túng chưa có câu trả lời.
Câu hỏi:
- Theo em, Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?
- Em hiểu như thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháp?
Xem lời giải
Câu 4. Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
(Trích khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014)
- Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
- Em hãy cho biết trong các cấp Viện kiểm sát kể trên, cấp nào là lãnh đạo cao nhất.
Xem lời giải
Câu 5. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Gia đình bà A bị Toà án nhân dân huyện xử thua trong vụ tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, con của bà A không đồng tình với bản án và yêu cầu cả nhà không chấp hành bản án. Trái lại, chồng bà A cho rằng nên kháng cáo lên Toà án cấp tỉnh để xét xử phúc thẩm.
- Hành vi của con bà A hay chồng bà A là phù hợp với pháp luật?
- Trong trường hợp này, gia đình bà A nên xử sự như thế nào để phù hợp với pháp luật?
Xem lời giải
Luyện tập
Câu 1. Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết, em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây. Vì sao?
a. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử duy nhất tại Việt Nam.
b. Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
c. Toà án nhân dân không tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
d. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới độc lập không chịu sự chỉ đạo từ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Câu 2. Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Tại trụ sở Uỷ ban nhân dân Phường Y có niêm yết công khai bản án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh M do bị can vắng mặt tại phiên toà. Bản án kết luận về tội trạng của A được dư luận đồng tình, họ cho rằng Toà án xử như vậy là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật“ Mẹ của A là bà B sau khi nhận bản án, tâm sự với bà H:
- Em nhận được bản án mà em buồn lắm chị ạ. Nhưng mà Toà xử vậy là đúng người đúng tội, có khoan hồng với cháu vậy mà cháu nhà em bây giờ nó đòi không chấp hành bản án chị ạ.
Bà H vội nói:
- Chị phải khuyên cháu, bản án của Toà án là mình phải chấp hành đấy chị.
Bà B nói:
- Dạ em cũng biết, em sẽ cố gắng khuyên bảo cháu chị ạ!
Hai ngày sau, bà B gọi cho bà H:
- Cảm ơn chị nhiều lắm. A đã hiểu mình có nghĩa vụ chấp hành bản án và chấp hành rồi chị ạ. Thời gian cũng qua và mọi chuyện sẽ tốt thôi.
Câu hỏi:
- Đưa ra quan điểm của mình về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên.
- Em hãy liệt kê những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Xem lời giải
Câu 3. Em hãy xử lí các tình huồng sau theo gợi ý.
Tình huống 1.
Nghe tin Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường Trung học phổ thông Q, B rủ C cùng tham gia để nâng cao hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên, C cho rằng việc tham dự không mang lại lợi ích gì nên đã từ chối.
Nếu là B, em sẽ thuyết phục như thế nào để C tham đự cùng mình?
Tình huống 2.
K có hành vi cố ý gây thương tích nên Viện kiểm sát huyện truy tố, đề nghị Toà án mở phiên toà xét xử K. Do lo sợ K phải ngồi tù, bố mẹ K đã bàn bạc với nhau dùng tiền làm giả bệnh án tâm thần nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự. D là em trai của K, không đồng tình với việc làm của bố mẹ nhưng không biết phải làm sao.
Nếu là D, em sẽ làm gì để bố mẹ thay đổi ý định?
Xem lời giải
Vận dụng
Câu 1. Em hãy thiết kế sơ đồ đăng trên báo tường của lớp để tuyên truyền về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó, cần thể hiện được chức năng, cơ cấu tổ chức và chú giải về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của 2 cơ quan này.
Gợi ý: Em có thể sử dụng biểu đồ đã xây dựng ở phần luyện tập cho hoạt động này.
Câu 2. Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) thể hiện quan điểm cá nhân trong việc xây dựng, bảo vệ Toà án nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân.