Mở đầu
Em hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.
Theo em, những tranh trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?
Hướng dẫn giải:
Những tranh trên thể hiện các nội dung liên quan đến Môi trường, Khoa học - công nghệ, Giáo dục của Hiến pháp 2013.
Khám phá
Câu 1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN 1.
Độc lập, tự chủ của quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm,... Nói cách khác, một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
(Trích Tạp chí Tuyên giáo, ngày 29/07/2021)
THÔNG TIN 2.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
(Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII, tr. 583, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2019)
- Em hãy cho biết thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ?
- Theo em nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào?
Hướng dẫn giải:
- Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết, có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
- Nền kinh tế Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế:
- Kinh tế nhà nước (giữ vai trò chủ đạo)
- Kinh tế tư nhân (động lực quan trọng của nền kinh tế)
Bài tập & Lời giải
Câu 2. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN 1.
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tỉnh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tỉnh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
(Trích Điều 60 Hiến pháp năm 2013)
THÔNG TIN 2.
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.
(Trích Điều 61 Hiến pháp năm 2013)
- Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hoá đất nước?
- Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?
- Các nội dung về văn hoá, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?
Xem lời giải
Câu 3. Em hãy đọc các trường lợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật dành cho thanh thiếu niên tỉnh C. Hai bạn M và N đã đạt giải nhất nhờ ý tưởng sáng tạo sản xuất khẩu trang than hoạt tính từ bã mía. Ban giám khảo đánh giá đây là ý tưởng thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần bảo vệ môi trường. Một doanh nghiệp đã nhận bảo trợ tài chính cho hai bạn tiếp tục phát triển ý tưởng nghiên cứu.
Trường hợp 2.
Ngày 22 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Cho đến nay Quỹ đã góp phần rất lớn vào sự phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam.
- Theo em, có nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N không? Tại sao?
- Theo em Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam?
- Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì?
Xem lời giải
Câu 4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Nhân ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19 - 4), trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em với sự tham gia của toàn thể học sinh. Các em thích thú tham gia với rất nhiều tiết mục như: múa cồng chiêng của các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên; múa Răm Vông (múa vòng tròn) của người Khmer Nam bộ, hát quan họ,...
Trường hợp 2.
Anh H có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh máy rửa tay tự động. Khi anh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh P để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì được chị E (chuyên viên phòng Đăng kí doanh nghiệp) thông tin rằng: Hạn mức đăng kí kinh doanh máy rửa tay năm 2021 đã hết nên không thể duyệt hồ sơ của anh H.
- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E?
Xem lời giải
Luyện tập
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Nhà nước ta coi việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là nền tảng cho sự phát triển đất nước.
b. Trách nhiệm bảo vệ môi trường chỉ thuộc về các cơ quan chức năng.
c. Nhà nước khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần.
d. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Xem lời giải
Câu 2. Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
a. S là một học sinh lớp 10. S đã tìm tòi và chế tạo thành công máy lọc nước mặn cầm tay để giúp người dân ở những vùng bị ngập mặn.
b. Chị B khuyến khích mọi người trong gia đình phân loại rác thải trước khi xử lí.
c. Ông D sau khi về hưu đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh bán cho học sinh.
d. Là Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Pháp, D thường tổ chức các ngày hội văn hoá Việt Nam cho du học sinh.
Xem lời giải
Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
A, B là đôi bạn thân vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán loại giỏi. Mặc dù được ưu tiên về dạy một trường chuyên trong tỉnh nhưng A từ chối và muốn đi đến nhữn trường ở vùng sâu, vùng xa để dạy học. Biết suy nghĩ của bạn, B khuyên:
- Sao cậu không về đạy ở trường chuyên, nơi đó mới xứng với thực lực của chúng ta, lương lại cao nữa? Sao phải tự làm khó bản thân đi về những vùng sâu, vùng xa?
A liền trả lời bạn:
- Chúng ta may mắn có điều kiện học tập trong một môi trường giáo dục thuận lợi. Cho nên, mình muốn đem con chữ đến các buôn làng để giúp họ thoát được cái nghèo và phát triển đất nước mai sau.
Câu hỏi:
Tình huống trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013? Em có nhận xét gì về ý kiến của A và B?
Xem lời giải
Câu 4. Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Trong một cuộc thi hùng biện dành cho học sinh, N và H tranh luận về vai trò của văn hoá và khoa học - công nghệ. N cho rằng:
- Văn hoá, văn nghệ là quan trọng nhất, nó giúp chúng ta có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, văn hoá, văn nghệ còn giúp bảo tồn được những loại hình nghệ thuật truyền thống của nước nhà trước sự du nhập của văn hoá phương Tây.
Tuy nhiên, H lại cho rằng:
- Hiện nay, khoa học - công nghệ mới là quan trọng, vì nó giúp đẩy lùi dịch bệnh làm cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, hiện đại hơn. Hơn nữa, khoa học - công nghệ cũng sẽ đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ sánh vai với các nước khác trên thế giới.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về ý kiến của N và H?
- Theo em, văn hoá và khoa học - công nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống? Vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của 2 lĩnh vực trên?
Xem lời giải
Vận dụng
Câu 1. Em hãy thiết kế băng rôn tuyên truyền nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
Câu 2. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: "Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai".