Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về công nghệ chiên chân không và những ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt.

3. Công nghệ chiên chân không

Kết nối năng lực 4: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về công nghệ chiên chân không và những ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt.

Bài Làm:

  • Chiên chân không (Vacuum frying) là công nghệ chiên nguyên liệu trong điều kiện áp suất chân không bằng hệ thống chiên áp lực âm. Có thể hiểu là việc chiên ngập nguyên liệu (trái cây, củ, quả…) trong dầu ở buồng kín được tạo áp suất âm liên tục. Lúc này, nhiệt độ sôi của dầu được khống chế ở mức thấp (trên dưới 100 độ C). Do đó, màu sắc và giá trị dinh dưỡng trong nguyên liệu tươi sẽ hạn chế tối đa sự thay đổi.

Giải bài 21 Chế biến sản phẩm trồng trọt

Chiên chân không được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nông sản

  • Tác dụng chiên chân không: Công nghệ chiên chân không ra đời nhằm giải quyết bài toán là làm sao để tạo nên các sản phẩm mềm, nhiều nước và giòn sụm từ các loại trái cây, rau củ tương tự như các loại snack. Bên cạnh đó, sản phẩm cuối cùng đảm bảo được dinh dưỡng và màu sắc của sản phẩm.
  • Một số sản phẩm sử dụng công nghệ này như: mít sấy chiên chân không, sa kê chiên chân không, snack khoai tây, mì ăn liền,…
  • Quy trình công nghệ chiên chân không: Thông thường, một quy trình chiên chân không công nghiệp sẽ trải qua 9 giai đoạn sau.

1. Chọn nguyên vật liệu: Lựa chọn nguyên liệu cho quá trình chế biến và chiên chân không. Mỗi loại nguyên liệu sản phẩm sẽ có một cách thức và tiêu chuẩn lựa chọn riêng.

Ví dụ:

  • Với khoai lang: cần chọn các củ không mọc mầm, củ dập nát không quá 2%, không bị thối.
  • Với trái cây: vật liệu không quá chín, lượng đường trong trái cây vừa đủ để giúp sản phẩm có đủ độ giòn.

2. Xử lý nguyên vật liệu: Tùy mỗi nhà sản xuất, cũng như mỗi loại nguyên liệu, chúng được trải qua quá trình xử lý. Ví dụ: rửa sạch, gọt vỏ, thái lát…

3. Chần: Giai đoạn này giúp cho màu sắc của sản phẩm giữ lại tốt nhất, bên cạnh đó còn giúp thấm gia vị tốt hơn. Thời gian và nhiệt độ chần là “bí quyết sản xuất” của từng hãng.

4. Sấy ráo mặt: Quy trình này diễn ra sau khi chần, giúp làm nguội nhanh nguyên liệu và để ráo nguyên liệu. Bước này có thể loại bỏ được một số vi sinh vật.

5. Ngâm tẩm

  • Đây là bước quan trọng để tạo nên mùi vị cho sản phẩm. Những nguyên liệu được sơ chế sẽ trải qua quá trình ngâm, tẩm hay ướp gia vị phù hợp.
  • Mỗi nhà sản xuất cũng có những bí quyết riêng để tạo nên giá trị cho sản phẩm của mình.
  • Ở một số sản phẩm thì bước này sẽ là bước sau khi chiên. Ví dụ như một số loại snack tẩm gia vị, khoai lang chiên lắc,…

6. Chiên chân không: Dầu sẽ được gia nhiệt lên mức nhiệt độ cần thiết. Sau đó, sản phẩm được bỏ vào máy chiên qua 1 giỏ chiên. Trước khi sản phẩm được nhúng vào dầu chiên thì máy hút chân không sẽ hoạt động để đưa áp suất về áp suất thấp (thông thường là mức 760 Torr). Quá trình chiên thường chỉ diễn ra trong vài phút.

7. Quay ly tâm tách dầu

  • Sau khi chiên xong, sản phẩm sẽ được đưa qua một hệ thống quay li tâm để tách dầu. Mục đích là giảm tối đa lượng dầu còn lưu lại trong sản phẩm.
  • Sau khi chiên chân không xong, sản phẩm sẽ được đưa qua một hệ thống quay ly tâm để tiến hành tách dầu.
  • Mục đích: Tách bớt dầu trong sản phẩm sau khi chiên để có hàm lượng béo thích hợp cho sản phẩm.

8. Để nguội: Sản phẩm được hạ nhiệt độ để nguội.

9. Đóng gói: Khâu cuối cùng là cho sản phẩm vào đóng gói hoàn thiện để bảo quản sản phẩm và tạo bao bì đẹp cho sản phẩm.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 21 Chế biến sản phẩm trồng trọt

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT THÔNG THƯỜNG

Khám phá 2: Kể tên một số sản phẩm được chế biến từ sản phẩm trồng trọt bằng các phương pháp thông thường. Gia đình em thường chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp nào?

Xem lời giải

Kết nối năng lực 1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu quy trình làm tinh bột từ sản phẩm trồng trọt.

Xem lời giải

III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

1. Công nghệ sấy lạnh

Kết nối năng lực 2: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về công nghệ sấy lạnh và các sản phẩm sấy lạnh.

Xem lời giải

2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao

Kết nối năng lực 3: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về công nghệ xử lí bằng áp suất cao và những ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt.

Câu 2. Mô tả một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em.

Câu 3. So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ sấy lạnh, xử lí bằng áp suất cao và chiên chân không.

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu 1. Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt.

Câu 2. Thực hiện chế biến xirô từ các loại quả phổ biến ở gia đình em.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Công nghệ – Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Công nghệ – Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập