Bài tập & Lời giải
I. Tìm hiểu tri thức
1. Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển
Câu hỏi 1: Bạn hiểu như thế nào về chuẩn của ngôn ngữ trong tiếng Việt?
Xem lời giải
Câu hỏi 2: Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Xem lời giải
Câu hỏi 3: Để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, mỗi người cần chú ý điều gì?
Xem lời giải
Câu hỏi 4: Có nhiều trường hợp không thể thay thế từ Hán Việt bằng những từ ngữ "thuần Việt" đồng nghĩa, chẳng hạn, không thể thay phi công bằng người lái máy bay, thay máy bay trực thăng bằng máy bay lên thẳng. Hãy tìm thêm những ví dụ tương tự.
Xem lời giải
2. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp
câu hỏi 1: Một yếu tố ngôn ngữ mới cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào để được chấp nhận rộng rãi và có cơ hội "nhập" vào hệ thống tiếng Việt?
Xem lời giải
Câu hỏi 2: Cho biết các yếu tố cơ bản của một tình huống giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ.
Xem lời giải
Câu hỏi 3: Phân tích một số trường hợp cho thấy một yếu tố ngôn ngữ mới có thể được dùng phù hợp trong tình huống giao tiếp này nhưng không phù hợp trong tình huống giao tiếp khác.
Xem lời giải
Đọc văn bản: Về tiếng ta
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1: Khi đã viết ra rồi không có nghĩa là đã xong hẳn. Vậy thì theo tác giả còn phải làm gì tiếp theo?
Xem lời giải
Câu hỏi 2: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh so sánh mỗi nhà văn như một cây nến?
Xem lời giải
Câu hỏi cuối bài
Câu hỏi 1: Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua văn bản Về tiếng ta?
Xem lời giải
Câu hỏi 2: Bạn học hỏi được gì từ kinh nghiệm viết của tác giả?
Xem lời giải
Câu hỏi 3: Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Xem lời giải
Câu hỏi 4: Qua bài viết của Nguyễn Tuân, bạn có nhận xét gì về vai trò của nhà văn trong sự phát triển của tiếng Việt?
Xem lời giải
II. Luyện tập, vận dụng
Câu hỏi 1: Bạn có thể đã dùng tiếng lóng hoặc tiếp nhận tiếng lóng từ người khác trong tình huống nào? Theo bạn, vì sao một số người lại dùng tiếng lóng?
Xem lời giải
Câu hỏi 2: Trình bày những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.
Gợi ý:
Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc là một vấn đề lớn và quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần trong xã hội. Có thể thảo luận, đưa ra các giải pháp xét từ nhiều góc độ:
- Về phía cá nhân: Mỗi học sinh cần có nhận thức như thế nào về vấn đề giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc? Bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
- Về phía gia đình: Mỗi thành viên cần làm gì để ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình hướng đến sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt?
- Về phía nhà trường: Nhà trường, thầy cô giáo cần có những giải pháp gì để góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
- Về phía các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử có trách nhiệm như thế nào về vấn đề này? Theo bạn, các cơ quan này cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc truyền tải thông tin, góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt một cách lành mạnh, đúng hướng?
Xem lời giải
Câu hỏi 3: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
Gợi ý.
- Một số vấn đề có thể lựa chọn để viết: Bạn hiểu thế nào về sự trong sáng của tiếng Việt? Giới trẻ có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Theo bạn, cần tiếp nhận các yếu tố mới của ngôn ngữ như thế nào? Thành phần nào trong xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của ngôn ngữ...
- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu bài nghị luận. Do khuôn khổ của một đoạn văn, bạn cần chọn những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu nhất và trình bày các nội dung một cách mạch lạc, súc tích.
Xem lời giải
Câu hỏi 4: Vận dụng hiểu biết về tình huống giao tiếp (đề tài, quan hệ giữa những người tham gia vào giao tiếp, kênh giao tiếp) để thảo luận, phân tích và đánh giá về sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong một văn bản do bạn tự chọn.