B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương
a. Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:
.........................................................
2. Tìm hiểu về biệt ngữ xã hội
a. Tìm những từ ngữ chỉ mẹ trong đoạn trích sau và giải thích sự khác nhau trong việc sử dụng những từ ngữ đó(tham khảo chú thích văn bản Trong lòng mẹ):
.......................................................
3. Tóm tắt văn bản tự sự
a. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
........................................................
Bài Làm:
1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương
a. Nghĩa của các từ " bắp , bẹ , ngô " là : cây lương thực, thân thẳng, quả có dạng hạt tụ lại thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn .
b. "ngô" là từ ngữ toang dân được dùng phổ biến , rộng rãi.
c. Sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân là ở phạm vi sử dụng:
- Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Từ ngữ toàn dân là từ được mọi người hiểu và sử dụng rộng rãi và phổ biến
2. Tìm hiểu về biệt ngữ xã hội
a. Sự khác nhau trong hai cách sử dụng đó là “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, còn gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.
b. (1) Ý nghĩa từ in đậm
- ngỗng tức là bị điểm 2
- trúng tủ: tức là đề bài ra đúng câu đã học, đã chuẩn bị
(2) Tầng lớp xã hội là học sinh, sinh viên thường dùng
c. Sự khác nhau là ở phạm vi sử dụng: biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất đinh còn từ ngữ toàn dân là từ mà mọi người hiểu và được sử dụng rộng rãi
d. Nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống viết thơ, văn để tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội
Lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội sẽ làm cho người nghe, người đọc khó hiểu, gây trở ngại trong giao tiếp.
e. Bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội
3. Tóm tắt văn bản tự sự
a. Lựa chọn đáp án: Ghi lại một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính của văn bản tự sự
b. (1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nội dung của đoạn văn đã tóm tắt được nội dung của truyện
(2) Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:
- Văn tóm tắt trên có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc
- Văn tóm tắt trên có lời văn khác với văn bản gốc
- Văn bản tóm tắt trêncó số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm, nhưng đều là nhân vật chính.
c. Các bước tóm tắt văn bản
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề văn bản
- Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt
- Bước 3: Sắp xếp nội dung cần tóm tắt theo trình tự hợp lí.
- Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.