Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhận buổi mới về quê giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng

D. Hoạt động vận dụng

1. Nhận xét về sự thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương ( về hoàn cảnh và tình huống của nhân vật trữ tình, về tâm trạng được thể hiện trong mỗi bài thơ, về nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương,....)

............................................

Bài Làm:

1. So sánh:

So sánh

Hoàn cảnh

Tâm trạng

Nghệ thuật

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch

Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, thế nên mỗi khi nhìn ánh trăng ông lại nhớ về ánh trăng quê hương, hướng về quê hương

Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

  • Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
  • Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm
  • Nghệ thuật đối

Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương

 

nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi

 tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi
  • Phéo đối
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

=> Tất cả đều thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, luôn nhớ về quê hương của mỗi tác giả khiến người đọc thấm thía sâu sắc

2. Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

=> Bài viết trên đã sử dụng từ trái nghĩa đó là:

  • Bằng phẳng trái nghĩa với nhấp nhô
  • Lở trái nghĩa với bồi
  • Tấp nập trái nghĩa với vắng vẻ

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.